Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gặp và khá nguy hiểm đối với bé. Bệnh này cần được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Nếu không có thể dẫn đến biến chứng, thậm chí gây tử vong cho trẻ.

Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban

Nhiều bố mẹ thường hay lầm tưởng giữa bệnh sởi và bệnh sốt phát ban. Tuy nhiên 2 bệnh này không giống nhau. Các bậc phụ huynh  cần phân biệt để khi trẻ mắc bệnh sẽ có hướng theo dõi và điều trị thích hợp.

 Hình ảnh bệnh sởi và sốt phát ban

Hình ảnh bệnh sởi và sốt phát ban

- Sốt phát ban do sởi: Ban sẽ xuất hiện ở tai trước tiên. Sau đó lan ra mặt, xuống ngực, bụng rồi lan toàn thân. Ban sẽ biến mất theo đúng thứ tự nó đã nổi lên. Ban do sởi thường sần sùi, gồ lên mặt da. Sau khi bay thì ban để lại vết thâm.

- Sốt phát ban thông thường: Trẻ sẽ phát ban sau khi giảm sốt. Nổi đồng loạt và sau khi bay thường sẽ không có dấu tích gì.

Giữa hai bệnh này có triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Cha mẹ có thể dựa vào những khác biệt cơ bản để phân biệt.

 Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban

Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban

>>> Xem thêm: Chi tiết cách phân biệt sởi và sốt phát ban

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Bệnh sởi có thể ủ bệnh từ 7 đến 21 ngày trong cơ thể bé, sau đó sẽ phát ra bên ngoài. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh thường là ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt cao và mắt đỏ. Trẻ em bị bệnh cũng có thể thấy các hạt Koplik (những đốm nhỏ màu đỏ, ở giữa màu xanh hoặc trắng) xuất hiện bên trong miệng.

 Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh nếu không nhận biết sớm triệu chứng và xử lý sẽ rất nguy hiểm

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh nếu không nhận biết sớm triệu chứng và xử lý sẽ rất nguy hiểm

Phát ban sởi xuất hiện trong 3 đến 5 ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên nổi lên. Đồng thời, bé có thể bị sốt cao lên tới 40°C. Các ban sởi thường có màu đỏ hoặc đỏ nâu, ấn vào sẽ biến mất. Thông thường, các nốt ban xuất hiện trên trán rồi lan tới phần còn lại của mặt, sau đó xuống cổ và thân mình, tới cánh tay, chân và bàn chân. Sau vài ngày, bé sẽ hết sốt và phát ban.

Khi bé bị bệnh sởi, có thể lây truyền virus sang cho người khác trong khoảng 8 ngày, bắt đầu từ 4 ngày trước khi phát ban và sau khi phát ban 4 ngày.

>>> Xem thêm: Trẻ mắc sởi nên bổ sung vitamin A như thế nào?

Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Bệnh sởi hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị kháng virus đặc hiệu. Nếu không có biến chứng, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng để tránh mất nước. Các triệu chứng sởi thường biến mất trong vòng 7 - 10 ngày.

Bố mẹ có thể thực hiện các phương pháp chăm sóc tại nhà dưới đây để giúp bé nhanh khỏi bệnh sởi:

- Mẹ cần đảm bảo cho trẻ bú liên tục để tránh tình trạng mất nước. Các mẹ lúc này cần uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây có tính mát, nước rau hoặc súp,… để đảm bảo trẻ có đủ sữa và cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ.

 Trẻ bị sởi cần được bú sữa mẹ liên tục để tăng sức đề kháng và tránh tình trạng mất nước

Trẻ bị sởi cần được bú sữa mẹ liên tục để tăng sức đề kháng và tránh tình trạng mất nước

Sử dụng máy làm ẩm phòng trường hợp bị bé bị ho, chảy nước mũi, nước mắt hoặc đau họng. Trường hợp nặng hơn, cần đưa trẻ đi khám ngay.

+ Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung vitamin A. Cho bé uống theo hướng dẫn của bác sĩ.

+ Không để trẻ tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp ngoài trời, hoặc các ánh sáng mạnh trong phòng. Khi nhiễm virus sởi, trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng nên hãy kéo rèm cửa để trẻ không bị ảnh hưởng tới mắt cũng như tình trạng bệnh.

+ Dùng bông mềm, sạch lau rửa mắt cho bé mỗi ngày.

+ Trong giai đoạn lây nhiễm, các mẹ hoặc những người thân xung quanh, đặc biệt người tiếp xúc trực tiếp với trẻ cần vệ sinh, đeo khẩu trang, đi găng tay khi tiếp xúc và chăm sóc bé, để tránh lây nhiễm sang cho người khác.

Trường hợp nặng và nguy hiểm

Bệnh sởi có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày chăm sóc. Tuy nhiên, nếu bé có các dấu hiệu sau thì cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức:

 Trẻ bị sởi nặng cần được cấp cứu kịp thời để tránh gặp biến chứng nguy hiểm

Trẻ bị sởi nặng cần được cấp cứu kịp thời để tránh gặp biến chứng nguy hiểm

- Bé có các biến chứng về mắt.

- Bé bị nhiễm trùng tai hoặc viêm tai giữa.

- Bé bị tiêu chảy.

- Bé nổi hạch.

- Bé bị loét miệng.

- Bé bị viêm phổi.

- Bé có triệu chứng mất nước.

- Bé khó thở.

Sởi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài bao gồm mù, bệnh phổi mạn tính, suy dinh dưỡng và những bệnh nhiễm trùng tái phát. Nếu nhiễm trùng sởi là cấp tính, nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng khác sau vài tháng là rất cao. Khoảng một nửa trường hợp cấp tính được thấy ở trẻ dưới 1 tuổi và nguy cơ tử vong cũng cao. Vì thế, khi thấy bé có các biểu hiện nghi bị sởi, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kỹ càng.

>>> Xem thêm: Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Bình Anh

Bình luận