Dấu hiệu bệnh vẩy nến là gì, làm sao để nhận biết? Là câu hỏi đang được đông đảo mọi người chú ý, tìm kiếm lời giải. Như các bạn đã biết, vẩy nến là một bệnh tự miễn mạn tính trên da, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người mắc. Do đó, việc nhận biết dấu hiệu vẩy nến sớm sẽ giúp việc điều trị, kiểm soát bệnh được hiệu quả, hạn chế những hệ lụy có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Nguyên nhân gây vẩy nến (vảy nến) cho đến nay vẫn chưa được tìm được “kẻ chủ mưu” đích xác là gì. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh có liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch và các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm:

 Bệnh vẩy nến gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người mắc

Bệnh vẩy nến gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người mắc

- Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi những thành phần ngoại lai xâm phạm như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, khi bị vẩy nến, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tạo ra tình trạng viêm bên trong cơ thể. Tế bào da phải sản xuất nhiều hơn bình thường và bị đẩy lên trên bề mặt da quá nhanh. Thông thường, phải mất khoảng một tháng để các tế bào da sinh sản và chết đi nhưng khi bị vẩy nến, quá trình trên chỉ diễn ra từ 3 – 4 ngày. Các tế bào da tích tụ trên bề mặt da tạo thành những mảng tổn thương đỏ và có vẩy khô.

- Các yếu tố kích hoạt từ môi trường: Tình trạng stress kéo dài; Chấn thương da (vết cắt, vết trầy xước, cháy nắng nghiêm trọng…); Nhiễm trùng (như viêm họng liên cầu khuẩn); Sử dụng một số loại thuốc (bao gồm lithium, thuốc chống sốt rét, quinidine, indomethacin); Uống rượu, bia; Hút thuốc lá;… khiến bạn có nguy cơ bị bệnh vẩy nến là rất lớn.

- Yếu tố di truyền: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, có tới 10% dân số có thể sẽ phải thừa hưởng một hoặc nhiều gen bệnh vẩy nến, nhưng chỉ có 2 - 3% người có gen thực sự phát triển bệnh.

 Bệnh vẩy nến có yếu tố di truyền

Bệnh vẩy nến có yếu tố di truyền

>>> Xem thêm: Bệnh vẩy nến là gì và cách điều trị ra sao?

Bệnh vẩy nến có chữa được không?

Câu hỏi: Bệnh vẩy nến có chữa được không có lượt tìm kiếm lớn trên các diễn đàn mạng xã hội. Tính đến nay, vẩy nến chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì đây là bệnh mạn tính, dễ tái phát nhiều lần trong đời. Thế nhưng, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình trạng vẩy nến qua chế độ ăn uống, sử dụng thuốc…

Dấu hiệu bệnh vẩy nến

Vẩy nến là bệnh có tỷ lệ người mắc lớn trên thế giới. Việc nhận biết các dấu hiệu của vẩy nến không quá khó khăn vì bệnh này rất đặc trưng. Không phải ai bị vẩy nến cũng trải qua những biểu hiện giống nhau. Chúng phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh, loại vẩy nến mắc phải và thể trạng người bệnh. Các triệu chứng vẩy nến có thể bao gồm:

- Vẩy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): Đây là loại vẩy nến phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% người mắc bệnh. Dấu hiệu bệnh vẩy nến loại này là da xuất hiện các mảng tổn thương có đường kính 2 – 20cm, sưng, đỏ, có vẩy trắng và ngứa ngáy. Vị trí hay mắc bệnh là vùng tì đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu,…

- Vẩy nến thể giọt: Da xuất hiện các chấm tổn thương màu đỏ, có vẩy trắng từ 2 – 20mm. Vị trí yêu thích của vẩy nến giọt là cánh tay, lưng hoặc bụng. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên hay gặp loại bệnh này.

 Hình ảnh bệnh vẩy nến thể giọt

Hình ảnh bệnh vẩy nến thể giọt

- Vẩy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ): Các vùng da đỏ có nhiều mụn đầu mủ trắng. Chúng có thể xuất hiện ở bàn tay, bàn chân hoặc lan rộng ra toàn thân.

- Vẩy nến thể móng: Móng tay trở nên đổi màu, sần sùi, thô ráp.

- Vẩy nến đảo ngược: Tổn thương da đỏ tươi, mịn, không có vẩy tại các vùng nếp gấp da như nách, háng, da bụng… Chúng trở nên trầm trọng hơn nếu bị cọ sát hoặc thấm mồ hôi.

- Vẩy nến đỏ da toàn thân: Đây là thể bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Da toàn thân của người mắc đỏ rực như tôm luộc và có vẩy trắng bao phủ.

- Vẩy nến khớp (viêm khớp vảy nến): Khớp bị sưng, tấy đỏ và đau đớn.

>>> Xem thêm: Người bị vẩy nến ăn gì?

Một số cách điều trị bệnh vẩy nến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị vẩy nến để giảm triệu chứng bệnh hiệu quả mà bạn có thể lựa chọn áp dụng cho phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa vẩy nến phổ biến:

Sử dụng thuốc

Hiện nay, việc sử dụng loại thuốc điều trị vẩy nến nào được các chuyên gia chỉ định phụ thuộc vào mức độ tổn thương và vị trí mắc bệnh. 2 loại thuốc được dùng nhiều là thuốc điều trị tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân:

 Thuốc chữa bệnh vẩy nến

Thuốc chữa bệnh vẩy nến

1. Điều trị tại chỗ

Đây là phương pháp dùng thuốc hoặc kem bôi ngoài da và thường được áp dụng khi bị vẩy nến nhẹ đến trung bình. Thuốc bôi có tác dụng cải thiện triệu chứng đỏ, ngứa và giúp làm sạch vẩy da. Tuy hiệu quả nhưng một số thuốc có tác dụng phụ nguy hiểm như gây teo da, giãn mạch, loãng xương nếu dùng quá liều hoặc dùng trong thời gian dài.

2. Điều trị toàn thân

Đây là phương pháp sử dụng thuốc uống hoặc tiêm và được chỉ định cho các trường hợp vảy nến trung bình đến nặng. Đây là các thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch với tác động mạnh nên có tác dụng giảm triệu chứng bệnh vẩy nến rất nhanh. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như gây suy gan, xơ gan, suy thận…, do đó, người dùng cần hết sức cẩn trọng.

>>> Xem thêm: 5 phương pháp điều trị bệnh vẩy nến

Kiểm soát bệnh vẩy nến bằng sản phẩm thảo dược và thay đổi lối sống

Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị được chuyên gia y tế chỉ định, bạn cũng cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh vẩy nến và tích cực thay đổi lối sống, cụ thể:

- Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.

 Thể dục mỗi ngày giúp cải thiện vẩy nến hiệu quả

Thể dục mỗi ngày giúp cải thiện vẩy nến hiệu quả

- Hạn chế các thực phẩm gây viêm như thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa,…); Sữa và các sản phẩm từ sữa; Tránh thực phẩm chiên rán; Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi, cá biển (cá hồi, cá trích), các loại hạt,… vào chế độ ăn uống hàng ngày.

- Quản lý tốt tình trạng stress, căng thẳng của bản thân.

- Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.

- Không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của chuyên gia.

- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá.

Bài viết trên đã giúp bạn có những thông tin chi tiết về cách nhận biết dấu hiệu bệnh vẩy nến, cũng như gợi ý cho bạn phương pháp kiểm soát tốt bệnh vẩy nến. Hy vọng sau bài viết này bạn đọc sẽ có thêm thông tin, kiến thức bổ ích để xử lý hiệu quả bệnh vảy nến. Chúc bạn sức khỏe!

Kim Khánh

 

Bình luận