Đối tượng tấn công chủ yếu của bệnh thủy đậu là trẻ nhỏ và việc điều trị vì thế cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Trong trường hợp con mình mắc thủy đậu thì một trong những thắc mắc phổ biến của các bậc cha mẹ là bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì – Cha mẹ phải có nhận thức đúng đắn!

Bệnh thủy đậu hay gặp ở đối tượng trẻ nhỏ và không loại trừ trường hợp nhũ nhi. Trong thời gian mới mắc bệnh, trẻ có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc và bắt đầu sốt sau 24 đến 48 giờ. Tiếp đó là sự xuất hiện của những nốt ban đỏ trên da, bao phủ toàn thân và tập trung nhiều nhất ở vùng đầu, mặt. Sau 7 đến 10 ngày, nếu được điều trị đúng cách thì các nốt dạ đó sẽ khô dần, bong vẩy và có thể hình thành những vết thâm trên da, không để lại sẹo. Trong một số trường hợp bị nhiễm trùng da – nơi có mụn nước thì rất dễ để lại dấu tích là những sẹo nhỏ. Nặng hơn, vi trùng từ mụn nước có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết và dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính mạng như: viêm phổi, viêm não… Vậy để tránh những hậu quả đáng tiếc này thì một câu hỏi thường được đặt ra là bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?

Đối với bất kỳ căn bệnh nào thì việc kiêng cữ, sinh hoạt hợp lý trong giai đoạn mắc bệnh luôn là cần thiết. Và thủy đậu cũng không ngoại lệ, đặc biệt trong trường hợp mắc bệnh là trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

- Hạn chế đến chỗ đông người: Thủy đậu rất dễ lây lan và bắt đầu ngay từ thời kỳ ủ bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cách ly trẻ, hạn chế đến chỗ đông người. Cần lưu ý, sau khi sốt 4 ngày, bệnh vẫn có thể lây sang người khác.

 Benh-thuy-dau-o-tre-em-can-kieng-gi-la-thac-mac-chung-cua-cac-bac-cha-me

Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì là thắc mắc chung của các bậc cha mẹ

- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, chăn, gối… Quần áo của trẻ cần được giặt sạch và phơi nắng.

- Không gãi, làm vỡ mụn nước: Những nốt thủy đậu xuất hiện trên da khiến trẻ cảm thấy ngứa, khó chịu và có thể gãi. Các bậc cha mẹ cần chú ý để ngăn chặn hành động này vì việc gãi có thể khiến mụn nước vỡ, dễ gây nhiễm trùng và lây sang vùng da chưa bị bệnh. Hãy cắt móng tay và mặc cho trẻ những bộ quần áo mềm mại.

Về chế độ ăn uống, các bậc cha mẹ nên chế biến những món ăn lỏng, dễ tiêu và đủ chất để tăng cường sức khỏe cho trẻ. Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước cam, chanh vì chúng làm tăng lượng axit trong cơ thể và gây cảm giác ngứa ở mụn nước.

Lựa chọn sản phẩm bôi ngoài da chứa nano bạc

Việc kiêng cữ là cần thiết nhưng chưa đủ để chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ nên lắng nghe những tư vấn của các chuyên gia để nhận được giải pháp thích hợp. Song song với đó, việc lựa chọn những sản phẩm bôi ngoài da nguồn gốc thiên nhiên an toàn với làn da mỏng manh của trẻ nhỏ cũng là một hướng đi được nhiều người áp dụng hiện nay và mang lại kết quả tốt. Nổi bật cho những sự lựa chọn này là gel làm sạch da chứa nano bạc. Được các nhà khoa học đánh giá cao về tác dụng diệt vi khuẩn nhanh mà an toàn với cơ thể, nano bạc đã được sử dụng làm thành phần chính của loại gel này. Tác dụng của sản phẩm càng được hoàn thiện hơn khi kết hợp nano bạc với những thành phần khác như: dịch chiết xoan Ấn Độ (neem hay cây sầu đâu), chitosan giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, ngăn ngừa sẹo hiệu quả, rất thích hợp với đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ.

Cùng với tình yêu thương dành cho con, mỗi bậc cha mẹ hãy sáng suốt lựa chọn cách điều trị khoa học, ghi nhớ những lưu ý trên và ăn uống khoa học để giúp trẻ đẩy lùi bệnh thủy đậu một cách nhanh chóng, an toàn.

Minh Quân 

Bình luận