Bệnh sởi có lây không, mức độ nguy hiểm như thế nào là vấn đề khá nhiều người quan tâm. Bởi đây là bệnh rất dễ lây lan và nguy cơ bùng phát nhanh chóng thành dịch. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách khắc phục đạt hiệu quả nhanh chóng mà an toàn, mời bạn tham khảo những thông tin ngay sau đây!

Bệnh sởi có lây không? Biểu hiện như thế nào?

Sởi thuộc danh sách các bệnh ngoài da phổ biến tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu, tác nhân chính dẫn tới tình trạng này là virus thuộc chi Morbilivirus, họ Paramyxoviridae. Bệnh thường khởi phát vào mùa xuân, khi thời tiết chuyển nồm, ẩm, tuy nhiên, hiện nay, các trường hợp bị sởi có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm.

Nguyên nhân là do virus nên bệnh sởi rất dễ lây truyền từ người này sang người khác, đặc biệt là theo đường hô hấp, thông qua phản xạ hắt hơi, ho, hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi - họng từ người mắc. Bởi vậy, nếu không chú ý, bệnh có thể lan rộng trong cộng đồng và trở thành đại dịch. Thống kê cho thấy, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em hay những người có sức đề kháng kém.

Về các triệu chứng bệnh, ở giai đoạn đầu, thường chưa có biểu hiện cụ thể. Sau thời gian ủ bệnh từ 1 - 2 tuần, trên cơ thể sẽ xuất hiện những đặc điểm sau đây:

- Phát ban: Đây là dấu hiệu đặc trưng khi bị sởi, với những nốt chấm đỏ mọc từ vùng chân tóc, gáy, sau đó lan dần ra mặt, xuống ngực, bụng, lưng và tỏa ra khắp cơ thể.

- Sốt cao tới 39 - 40 độ C.

- Đỏ mắt, nhức hốc mắt, nhiều trường hợp còn thấy sợ ánh sáng.

- Thường bị viêm đường hô hấp, gây tức ngực, khó thở, ho khan, chảy nước mũi,...

- Người mệt mỏi, không còn sức lực.

Thông thường, những biểu hiện này thuyên giảm dần khi ban sởi nổi hết trên cơ thể, giai đoạn sau đó, các chấm đỏ dễ chuyển thành vết thâm, nhưng hiếm khi để lại sẹo trên da.

   Triệu chứng của bệnh sởi

Triệu chứng của bệnh sởi

>> Xem thêm: Bệnh sởi và những kiến thức cơ bản dành cho bạn!

Bệnh sởi có gây biến chứng nguy hiểm nào không?

Thực tế, bệnh sởi có thể tiến triển rất nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng bạn cần lưu ý:

- Viêm đường hô hấp: Viêm thanh quản là tình trạng thường xảy ra ở giai đoạn khởi phát bệnh, khiến cổ họng đau, nuốt khó, khản tiếng, có thể kèm theo sốt cao. Một số trường hợp còn bị viêm phổi nặng, thường do bội nhiễm các loại vi khuẩn khác, thời điểm xuất hiện biến chứng thường muộn sau khi phát ban hoặc có thể đồng thời trong khi phát ban, gây khó thở, đờm nhiều, người mệt mỏi rã rời, có thể suy hô hấp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

- Viêm tai giữa: Đây là tình trạng khá phổ biến ở người bị sởi, chiếm khoảng 10% tổng số ca mắc.

   Viêm tai giữa là biến chứng thường gặp khi bị sởi

Viêm tai giữa là biến chứng thường gặp khi bị sởi

- Rối loạn tiêu hóa: Đề kháng suy giảm nên sức khỏe đường ruột cũng bị ảnh hưởng, người mắc sẽ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,... với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tiêu chảy cấp thông thường.

- Viêm não - màng não: Tuy khá hiếm nhưng đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của người mắc hoặc để lại di chứng nặng nề. Người mắc có thể bị co giật, hôn mê, gây tử vong hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể chất với trẻ sống sót.

- Biến chứng trên mắt: Thường do nhiễm khuẩn thứ phát, gây mờ hoặc loét giác mạc, nguy cơ cao dẫn đến mù lòa.

- Đặc biệt với đối tượng phụ nữ có thai, bệnh sởi có thể khiến sảy thai, dị dạng, sinh non,…

>> Xem thêm: Cách chữa bệnh sởi nhanh - gọn

Hi vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về bệnh sởi có lây không và mức độ nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Tình trạng bệnh sẽ được khắc phục nhanh chóng nếu bạn áp dụng các biện pháp kiểm soát đúng cách.

Hà My

Bình luận