Bị lở miệng nên làm gì là vấn đề rất nhiều người quan tâm, bởi tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến người mắc gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề trên, hãy cùng spaphar.com tham khảo ngay thông tin trong bài viết sau!

Thế nào là lở miệng?

Lở miệng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc trong khoang miệng, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là những vết loét nhỏ, màu trắng xuất hiện ở mặt trong má, môi, nướu, lưỡi, gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống hàng ngày.

   Triệu chứng bệnh lở miệng

Triệu chứng bệnh lở miệng

Tình trạng lở miệng thường kéo dài trong 1 - 2 tuần rồi tự khỏi, nhưng không ít trường hợp có thể tái phát nhanh chóng chỉ sau thời gian ngắn. 

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, tác nhân chính gây lở miệng chính là các vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày khiến khoang miệng phải tiếp nhận rất nhiều vi sinh vật, chúng sẽ “bám trụ” tại đây, chờ khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, niêm mạc xuất hiện tổn thương sẽ tấn công mạnh mẽ và gây bệnh.

Nếu các vi sinh vật này không được tiêu diệt tận gốc, sức đề kháng của niêm mạc miệng bị suy giảm thì bệnh sẽ tái phát nhiều lần và ngày càng trầm trọng.

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây dễ khiến bệnh tiến triển nặng hơn:

- Nhiễm khuẩn răng miệng: Sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng,…

- Dị ứng: Do một số thành phần hóa học trong kem đánh răng, nước súc miệng,… gây kích ứng niêm mạc.

- Tổn thương vật lý: Do vô tình cắn phải hoặc ăn đồ quá nóng,…

- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn hàng ngày nếu thiếu hụt vitamin B12, B9 hay các khoáng chất như sắt, kẽm,… rất dễ gây lở miệng.

- Tâm lý: Tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến hệ miễn dịch suy giảm cũng dễ gây ra tình trạng trên.

>> Xem thêm: Viêm sưng nướu răng phải làm sao?

Bệnh lở miệng nên làm gì?

Với những cơn đau nhức khó chịu, vậy khi bị lở miệng chúng ta nên làm gì? Bạn hãy tham khảo những lời khuyên sau đây:

- Sử dụng thuốc: Bạn có thể dùng dạng kem, gel, thuốc mỡ,... dùng ngoài chứa thành phần kháng sinh, chống viêm, giảm đau kết hợp để bôi vào vùng miệng bị loét. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thuốc uống để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, loét miệng.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng, việc sử dụng thuốc tây điều trị lở miệng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: Nhờn thuốc, suy giảm sức đề kháng,... khiến bệnh dễ tái phát nên cần thận trọng khi sử dụng.

- Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Trong trường hợp này, bạn nên vệ sinh khoang miệng nhẹ nhàng, súc miệng với các dung dịch nha khoa chuyên dụng để làm sạch tối đa, đồng thời giúp săn se niêm mạc, hạn chế lở miệng tiến triển.

- Chú ý dinh dưỡng: Bạn nên chế biến các món ăn ở dạng lỏng, mềm để dễ nhai, nuốt như cháo, súp,... Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh, nước ép trái cây để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

 

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp vùng miệng, họng của bạn bớt đau nhức hơn.

Ngoài ra, với câu hỏi bị lở miệng nên làm gì, bạn cũng có thể chuẩn bị những thức uống sau đây, vừa dễ thực hiện, vừa giúp làm dịu tổn thương:

- Nước khế chua: Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. Khi bị bệnh, người mắc nên hạn chế ăn và nói nhiều.

- Nước ép cà chua: Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi uống dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ngày để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh.

Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn đọc giải được các thắc mắc “Bị lở miệng nên làm gì?”. Để cải thiện tình trạng bệnh an toàn, hiệu quả, hãy ghi nhớ những lưu ý kể trên, bạn nhé!

Nguyễn My

Bình luận