Hôi miệng là vấn đề không của riêng ai, bởi ngoài bản thân thì người đối diện cũng có thể phải chịu ảnh hưởng của tình trạng này, gây tác động lớn cuộc sống và giao tiếp. Vậy hôi miệng chữa cách nào hiệu quả nhanh, cần lưu ý điều gì? Mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau đây để có câu trả lời cụ thể!

Hôi miệng nguyên nhân là gì?

Hôi miệng là tình trạng không ít người gặp phải hiện nay, kể cả người trưởng thành hay các em nhỏ. Chúng có thể xuất phát từ cuống họng hay từ khoang miệng và dễ dàng “ghé thăm” người mắc bất cứ khi nào. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tình trạng này xuất hiện? Dưới đây là một số yếu tố thường gặp:

Vệ sinh răng miệng kém

Khi ăn xong, các hạt thức ăn dư thừa dễ mắc vào khe kẽ, nếu không làm sạch kỹ, chúng sẽ tích tụ dần, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phân hủy và có cơ hội phát triển, tấn công tế bào nướu, gây nên những bệnh: Sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,... làm cho hơi thở “nặng mùi”.

Thực phẩm

Thực phẩm được tẩm ướp nhiều gia vị hành, tỏi,... khi ăn sẽ khiến hơi thở có mùi hôi. Hoặc đồ ngọt cũng là nguyên nhân khiến cấu trúc răng nướu dễ bị tác động do quá trình phân hủy tạo ra nhiều acid, làm bào mòn men răng.

   Hành, tỏi dễ gây hôi miệng

Hành, tỏi dễ gây hôi miệng

Một số bệnh lý

Hôi miệng tưởng chừng chỉ là biểu hiện đơn giản nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như: Tiểu đường, viêm loét dạ dày, ung bướu,... Hoặc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể (giai đoạn mang thai, dậy thì,...) dễ khiến răng miệng nhạy cảm hơn, viêm nhiễm và gây nên mùi khó chịu trong hơi thở.

Tuy nhiên, về sâu xa, thiếu dinh dưỡng cho tế bào nướu lợi được coi là nguyên nhân gốc rễ khiến hôi miệng hình thành, bởi khi đó, chúng sẽ trở nên kém chắc khỏe, không đủ sức chống chịu với các tác nhân gây hại từ môi trường, dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm, kèm theo hôi miệng.

>> Xem thêm: Người bị sâu răng nên kiêng ăn gì?

Hôi miệng chữa cách nào hiệu quả?

Dưới đây sẽ là một số gợi ý hữu ích cho bạn giúp cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé!

- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đây là công việc chúng ta đều thực hiện hàng ngày nhưng không phải ai cũng làm đúng. Trước hết, bạn hãy chọn một chiếc bàn chải phù hợp với khuôn miệng, có lông mềm, nhằm tránh làm trầy xước niêm mạc. Sau đó, cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng để làm sạch tối đa thức ăn thừa kẹt trong khoang miệng. Các chuyên gia khuyên người mắc nên lựa chọn những sản phẩm từ thiên nhiên, vừa có tác dụng kháng khuẩn, sạch răng nướu, mà còn chứa các chất thơm tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự tác động của vi khuẩn, virus gây hại, đồng thời khử mùi hơi thở hiệu quả.

   Súc miệng giúp ngăn ngừa bệnh răng lợi hiệu quả

Súc miệng giúp ngăn ngừa bệnh răng lợi hiệu quả

- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Nên hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, nước có gas, giảm tiêu thụ đồ ăn nhanh, các thực phẩm có mùi nặng, rượu, bia bởi chúng rất dễ khiến niêm mạc miệng bị kích ứng. Hãy tăng cường rau xanh, trái cây, uống nước thường xuyên (1,5 - 2 lít mỗi ngày), có thể bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa, giúp chắc răng, lợi khỏe.

- Trường hợp bị khô miệng gây mùi hôi, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường, giúp tăng cường tiết nước bọt để làm sạch khoang miệng tự nhiên.

- Nếu bị viêm loét nặng trong miệng, bạn hãy tới các cơ sở y tế kiểm tra để có hướng điều trị kịp thời, tránh tổn thương lan rộng.

>> Xem thêm: Cách chữa chảy máu chân răng cực hiệu quả

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hôi miệng như cách ngăn ngừa hiệu quả. Hãy áp dụng chế độ sinh hoạt hợp lý để cải thiện hôi miệng mỗi ngày, bạn nhé!

Trúc Anh

Bình luận