Mỹ phẩm là những sản phẩm dùng ngoài da để cải thiện vẻ ngoài, mùi hoặc độ sạch cho cơ thể. Trong khi nhiều người nghĩ mỹ phẩm vô hại thì trên thực tế có khá nhiều người đã từng ít nhất một lần bị dị ứng với một loại mỹ phẩm.

Những chất nào có thể gây dị ứng mỹ phẩm?

Da bị dị ứng mỹ phẩm là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch đối với những thành phần có trong mỹ phẩm. Điều này thường dẫn đến phát ban da (viêm da tiếp xúc) hoặc các triệu chứng liên quan như kích ứng mắt, mũi và miệng, bong tróc da hoặc nổi mề đay. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến khó thở, các vấn đề về đường thở hoặc sốc phản vệ.

Hiện nay, do mỹ phẩm ngày càng được sử dụng rộng rãi nên dị ứng mỹ phẩm khá phổ biến. Một nghiên cứu ở châu Âu và Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ người bị dị ứng với mỹ phẩm là khoảng 10%. Dưới đây là các thành phần thường gây ra phản ứng mỹ phẩm nhất.

Chất làm thơm

Thường có trong nước hoa, dầu gội, kem dưỡng, chất khử mùi. Đây là chất có khả năng gây dị ứng nhiều nhất trong mỹ phẩm. Ngay cả các sản phẩm được dán nhãn “không mùi” có thể vẫn sử dụng một chất tạo hương thơm có khả năng trung hòa hoặc che dấu các mùi hóa học từ các thành phần khác.

AnyConv.com__Hien-nay-da-bi-di-ung-do-my-pham-la-hien-tuong-kha-pho-bien.webp

Hiện nay, da bị dị ứng do mỹ phẩm là hiện tượng khá phổ biến

Chất bảo quản

Đây là chất gây dị ứng phổ biến thứ hai. Trong mỹ phẩm, chứng có vai trò ngăn vi khuẩn và nấm phát triển. 

Một số chất bảo quản trong mỹ phẩm bao gồm: parabens, formaldehyde, isothiazolone.

Chất chống oxy hóa cũng là một loại chất bảo quản, giúp ngăn chặn sự phân hủy của axit béo không bão hòa.

Paraphenylenediamine (PPD) 

Chất này thường có trong nhiều loại thuốc nhuộm tóc. PPD có thể gây dị ứng ở vùng da mí mắt, vành tai, da đầu, mặt. Các dẫn xuất mới của PPD hiện có nguy cơ gây dị ứng thấp hơn. 

Các chất khác

Một số chất khác trong mỹ phẩm có thể gây dị ứng như: Lanolin, Coconut diethanolamide, Glyceryl monothioglycolate, Methyldibromo Glutaronitrile, Propolis, Thiomersal, Sunscreen allergens, Cobalt

Dấu hiệu da bị dị ứng mỹ phẩm cần chú ý

Dưới đây là các loại dị ứng da do mỹ phẩm và các biểu hiện đặc trưng đi kèm: 

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc do kích ứng trực tiếp trên da. Phản ứng này thường có triệu chứng là các mảng da có vảy hoặc phát ban đỏ, có thể có mụn nước rỉ dịch. Đồng thời da có cảm giác nóng ran, châm chích, ngứa và nóng. Đối với các chất kích thích mạnh, phản ứng có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc. Những chất kích ứng yếu hơn có thể mất vài ngày tới vài tuần. 

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Xảy ra khi hệ miễn dịch hình thành phản ứng dị ứng qua trung gian miễn dịch. Sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, phát ban thường xuất hiện sau 12h và đạt đỉnh sau khoảng 48h.

Các triệu chứng bao gồm đỏ, sưng, ngứa dữ dội, ban đỏ, nổi mày đay. Các vị trí như mặt, môi, tai, mắt, cổ là những vị trí dễ bị dị ứng mỹ phẩm nhất.

AnyConv.com__Viem-da-kich-ung-la-dang-di-ung-da-do-my-pham-pho-bien-nhat.webp

Viêm da kích ứng là dạng dị ứng da do mỹ phẩm phổ biến nhất

Viêm da tiếp xúc với ánh sáng

Viêm da dị ứng này xảy ra do sự tương tác của ánh sáng mặt trời với một thành phần có trong mỹ phẩm, gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, sẩn, ngứa. 

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng hiếm nhưng có thể gây tử vong. Bệnh nhân thường có biểu hiện như thay đổi trên da (da ngứa, nóng và đỏ bừng, nổi mày đay, phù mạch); khó thở hoặc tắc nghẽn đường thở; buồn nôn và nôn; tiêu chảy; run; suy sụp. Chúng có thể xảy ra trong vòng một giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Cách ngăn ngừa dị ứng mỹ phẩm cho da

Đọc kỹ danh sách các thành phần trên sản phẩm để lựa chọn được sản phẩm an toàn với bản thân. Nếu được, hãy lựa chọn những sản phẩm có ít thành phần nhất.

Trước khi sử dụng, có thể lấy một lượng nhỏ sản phẩm lên cổ tay và quan sát phản ứng trong vòng 24-48h.

Thay vì xịt nước hoa trực tiếp lên da, bạn có thể xịt lên quần áo để giảm phản ứng của da với chất tạo hương thơm. 

AnyConv.com__Lam-the-nao-de-dieu-tri-da-bi-di-ung-my-pham.webp

Làm thế nào để điều trị da bị dị ứng mỹ phẩm

Điều trị da bị dị ứng mỹ phẩm như thế nào?

Ngay khi phát hiện da đang bị dị ứng, cần ngưng sử dụng ngay và rửa sạch vùng da đã bôi mỹ phẩm bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý 0,9%. Chú ý không nên dùng nước tẩy trang, sữa rửa mặt, xà phòng,... trong trường hợp này để tránh tương tác giữa các thành phần.

Hầu hết các phản ứng dị ứng mỹ phẩm trên da đều nhẹ và có thể cải thiện sau khi xác định được nguồn gây dị ứng. Bạn có thể sử dụng kem bôi từ thảo dược, chứa thành phần từ tự nhiên như Dầu hạt Neem, Kẽm salicylate, Nano bạc, vỏ Núc nác. Nhờ các kháng viêm, kháng sinh, chống dị ứng từ thực vật giúp làm sạch, kháng khuẩn, kháng viêm, đồng thời hỗ trợ giảm ngứa, làm mềm và giữ ẩm cho da. 

Các dược liệu này cho khả năng kháng viêm, chống dị ứng, kháng sinh từ tự nhiên vừa hỗ trợ làm sạch, giảm viêm và ngứa da, giữ ẩm cho da lại rất an toàn, thân thiện. 

Chitosan (chiết xuất từ vỏ của loài giáp xác) giúp dưỡng ẩm, cầm máu, kích thích tái tạo tế bào mô và biểu mô, từ đó khôi phục hàng rào bảo vệ da. Chiết xuất Neem còn có tác dụng nhanh liền sẹo trong trường hợp vết thương chậm lành hoặc nhiễm trùng, giúp cải thiện độ đàn hồi da.

Bên cạnh đó có thể chườm lạnh để làm dịu cảm giác ngứa ngáy, châm chích. Không nên cào gãi khiến da bị trầy xước. Uống nhiều nước có thể đẩy nhanh có trình loại bỏ chất kích ứng trên da. 

Tia UV có thể khiến vùng da tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, do vậy hãy che chắn vùng da dị ứng khỏi ánh nắng mặt trời bằng mũ, khẩu trang, áo khoác.

Các phản ứng da nặng hơn hơn thường điều trị bằng kem hydrocortisone 1%, thuốc kháng histamin. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn nữa, người bệnh cần được bác sĩ da liễu thăm khám và kê đơn thuốc steroid mạnh hơn.

Da bị dị ứng mỹ phẩm khiến bạn ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Hãy lưu ý và lựa chọn cẩn thận trước khi dùng bất kỳ một loại mỹ phẩm nào để bảo vệ làn da luôn khỏe mạnh!

Bình luận