Vảy nến là bệnh lý gây tổn thương trên da và có liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch. Hiện nay, thuốc trị vảy nến là mối quan tâm hàng đầu của người mắc, bởi đây là biện pháp khá tiện lợi và giúp cải thiện các triệu chứng nhanh chóng. Vậy những loại thuốc nào thường được chỉ định khi bị vảy nến? Để có câu trả lời cụ thể, mời bạn tham khảo ngay thông tin sau đây!

Vảy nến là bệnh gì?

Nói đến các bệnh da liễu gây tổn thương nghiêm trọng trên da thì không thể không nhắc tới vảy nến. Thống kê cho thấy, bệnh ảnh hưởng tới khoảng 2 - 3% dân số toàn thế giới, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Các triệu chứng đặc trưng của vảy nến là sưng đỏ da, phía trên các tổn thương thường phủ vảy trắng, bong tróc liên tục, kèm theo ngứa rát dữ dội. Tuy nhiên, bệnh cũng được phân thành những loại khác nhau và các biểu hiện có sự khác biệt. Cụ thể:

- Vảy nến thể mảng: Đây là dạng phổ biến nhất của vảy nến. Người mắc thường bị tổn thương trên mảng lớn, tróc vảy trắng, đồng thời gây ngứa ngáy. Những vùng tỳ đè như: Khuỷu tay, đầu gối hoặc da đầu là các vị trí dễ gặp vảy nến thể mảng nhất. 

- Vảy nến thể giọt: Đặc trưng cho tình trạng này chính là những vết tổn thương như hình giọt nước, tấy đỏ, đóng vảy trắng. Chúng thường xuất hiện tại chân hoặc lưng, chủ yếu ở trẻ nhỏ và thiếu niên.

- Vảy nến thể mủ: Không chỉ có triệu chứng bong tróc trên da, vùng tổn thương còn xuất hiện những nốt mụn mủ trắng, thường xảy ra ở bàn tay, bàn chân hay gót chân.

- Vảy nến toàn thân: Đây là thể bệnh nặng nhất trong số các dạng vảy nến, gây tổn thương trên toàn cơ thể, khiến da người mắc “đỏ như tôm luộc”, đồng thời tróc vảy liên tục. Bên cạnh đó, người mắc có thể sốt cao, phù chi, nhiễm khuẩn thứ phát trên da,... ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe.

- Vảy nến thể khớp (viêm khớp vảy nến): Đây là biến chứng thường gặp khi bị vảy nến, không chỉ gây tổn thương trên da mà còn làm tê cứng, nhức khớp, dẫn đến khó khăn trong quá trình vận động, di chuyển.

   Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

>> Xem thêm: Vảy nến có tự khỏi không?

Các loại thuốc điều trị vảy nến phổ biến hiện nay

Thuốc trị vảy nến là liệu pháp đầu tay được nhiều người thực hiện, bởi hiệu quả kiểm soát triệu chứng tương đối nhanh và tiện sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc chuyên dùng trong điều trị bệnh, cùng tham khảo bạn nhé:

Thuốc bôi trị vảy nến

Khi tổn thương mới xuất hiện, chưa lan rộng, bạn có thể dùng ngay thuốc bôi để ngăn chặn vảy nến tiến triển. Các hoạt chất được sử dụng phổ biến như:

- Dẫn chất vitamin D: Calcipotriene là dẫn chất của vitamin D3, được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến vừa và nhẹ, có khả năng ức chế sản xuất các tế bào da dư thừa. Tuy nhiên, hoạt chất này có thể gây kích ứng ở những vùng niêm mạc mỏng (da mặt, vùng quanh mắt,...) nên cần tránh sử dụng.

- Nhựa than đá: Thành phần này được bổ sung vào rất nhiều chế phẩm như: Dầu gội, sữa tắm, gel, thuốc mỡ, kem dưỡng,... Đôi khi, chúng cũng được kết hợp với liệu pháp ánh sáng UVB. Nhựa than đá có tác dụng giảm ngứa, cải thiện bong vảy, từ đó kiểm soát triệu chứng hiệu quả. Khi sử dụng thuốc này, bạn cần tránh tiếp xúc với mắt, bên trong mũi, miệng hoặc vết thương hở. Ngừng sử dụng nếu da trở nên kích ứng hơn hoặc nếu các triệu chứng không thuyên giảm.

- Retinoids tại chỗ: Có khả năng giảm kích thước của các mảng vảy nến và tình trạng đỏ da. Tuy nhiên, không sử dụng trên vết thương hở hoặc làn da bị cháy nắng. Có khả năng gây kích ứng và làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời nên cần có biện pháp bảo vệ da khi ra ngoài. Một số trường hợp có thể dùng kèm với corticosteroid để giảm kích ứng da và tăng hiệu quả điều trị.

  Thuốc bôi trị vảy nến (ảnh minh họa) 

Thuốc bôi trị vảy nến (ảnh minh họa)

Thuốc uống toàn thân

Khi vảy nến tiến triển nặng mà không thể kiểm soát bằng thuốc bôi, người mắc sẽ sử dụng thuốc uống có tác dụng toàn thân để cải thiện nhanh tình trạng bệnh. Một số hoạt chất thường dùng trong phác đồ điều trị là:

- Methotrexate: Có khả năng làm giảm viêm, sưng, đỏ da và ngứa ngáy trong bệnh vảy nến. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm đau khớp liên quan đến viêm khớp vảy nến. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm: Buồn nôn, rụng tóc, suy giảm chức năng gan,…

- Cyclosporine: Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, từ đó cải thiện tình trạng bong tróc vảy, tổn thương trên da. Hoạt chất này được đánh giá là có tác dụng nhanh và hiệu quả nhất đối với bệnh vảy nến. Mặc dù vậy, theo Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (NPF), người mắc vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Đau đầu, nhức khớp, co giật, tăng huyết áp,…

>>Xem thêm: Mẹo hay chữa vảy nến thể mảng

Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn đừng quên sử dụng thêm thảo dược tự nhiên trên để nâng cao hệ miễn dịch mỗi ngày nhé!

Bình luận