Bệnh vảy nến có tự khỏi không và cách điều trị như thế nào để có hiệu quả?
Bị bệnh vảy nến có tự khỏi không? Thắc mắc này, hiện đang được đông đảo mọi người tìm kiếm lời giải thông qua các diễn đàn mạng xã hội. Như chúng ta đã biết, vảy nến là một trong những bệnh da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 2 – 3% dân số thế giới. Vì vậy, có nhiều người băn khoăn không rõ khi bị vảy nến có tự khỏi không. Để trả lời cho vấn đề này, bạn đừng bỏ qua 3 phút đọc nội dung dưới đây nhé!
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến (vẩy nến) là bệnh ngoài da tự miễn, mạn tính. Bệnh xuất hiện với các tổn thương trên da sưng tấy, đỏ rát, có vảy trắng và ngứa ngáy. Hiện nay, vảy nến có một số loại thường gặp như: Vảy nến thể mảng, vảy nến đảo ngược, vảy nến thể giọt, vẩy nến đổ toàn thân, vảy nến thể mủ,…
Hình ảnh bệnh vảy nến
Ngoài ra, vảy nến còn ảnh hưởng đến móng, gây đổi màu, biến dạng móng,… làm ảnh hưởng đến khớp gây sưng, nóng, đỏ, đau khớp.
>>> Xem thêm: Bệnh vẩy nến là gì và cách điều trị ra sao?
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Đến nay, nguyên nhân gây vảy nến chưa thực sự được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn.
Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng phát hiện và tiêu diệt các thành phần ngoại lai như vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch suy yếu làm rối loạn chức năng của bạch cầu. Điều này khiến hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào biểu bì da khỏe mạnh, khiến những tế bào này không hoạt động bình thường mà trở nên bất thường. Thay vì được sinh ra, chết đi theo chu trình 28 – 30 ngày, sau đó rơi ra ngoài cơ thể thì khi bị vảy nến, các tế bào da lại chết đi chỉ sau 3 – 4 ngày. Chúng chết liên tục và được nâng lên bề mặt da, không thể rơi ra ngoài, dẫn đến những tổn thương sưng, viêm, đỏ, có vảy trắng, ngứa ngáy và đôi khi nứt nẻ gây chảy máu.
Ngoài ra, còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến như:
- Stress kéo dài;
Căng thẳng kéo dài dễ dẫn tới nguy cơ bị vảy nến
- Thời tiết lạnh, khô;
- Tổn thương da;
- Hút thuốc lá;
- Uống nhiều rượu, bia;
- Sử dụng một số loại thuốc chống sốt rét, hạ huyết áp, điều trị rối loạn nhịp tim,…
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là gì?
Vảy nến có tự khỏi không?
Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc trị hay phương pháp chữa vảy nến nào đem lại hiệu quả điều trị dứt điểm bệnh. Nhiều chuyên gia ví chu kỳ bùng phát vảy nến như đồ thị hình sin, tức là có khoảng thời gian phát triển, bùng phát mạnh rồi thuyên giảm. Trong trường hợp vảy nến đang thuyên giảm thì dù không điều trị, các triệu chứng vảy nến vẫn sẽ được cải thiện.
Vảy nến thường bùng phát thành nhiều đợt trong suốt cuộc đời của người mắc. Vì vậy, người bị vảy nến không biết khi nào bệnh sẽ bùng phát nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người, vảy nến sẽ tái phát khi họ gặp một biến cố trong cuộc sống như có người thân mất, stress kéo dài, mệt mỏi,…
>>> Xem thêm: Người bị vẩy nến ăn gì?
Cách điều trị vảy nến hiện nay
Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn. Khi vừa mới phát bệnh hay bệnh còn nhẹ mà điều trị cũng không thể chữa khỏi mà chỉ có thể can thiệp để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tái phát. Một số phương pháp điều trị vảy nến phổ biến hiện nay bao gồm:
Hãy gặp bác sĩ khi bạn nghi ngờ bị bệnh vảy nến
Điều trị tại chỗ
Đây là phương pháp áp dụng cho người bị vảy nến ở mức độ nhẹ đến trung bình. Các loại thuốc, kem bôi được thoa trực tiếp lên da giúp bong sừng, bạt vảy, chống viêm. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều, trong thời gian dài hoặc sai cách, thuốc có thể đem đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: Gây teo da, loãng xương, ảnh hưởng đến gan, thận,…
Điều trị toàn thân
Điều trị toàn thân là liệu pháp sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch,… áp dụng cho người bị vảy nến trung bình đến nặng hoặc có tổn thương lan rộng toàn thân. Thuốc giúp giảm triệu chứng nhanh chóng thông qua cơ chế chống viêm, ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, hãy thận trọng tác dụng phụ của thuốc bởi nó có thể tác động tiêu cực đến gan, thận,…
Quang hóa trị liệu
Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo dùng tia UV để chiếu vào các tổn thương da, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy được đánh giá là an toàn, hiệu quả nhưng nó cũng có thể gây bỏng da, nhạy cảm với ánh sáng hoặc ung thư da.
Thay đổi lối sống
Người bị vảy nến nên:
- Quản lý tốt tình trạng stress, căng thẳng.
- Không hút thuốc lá.
- Có chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn uống thịt đỏ, sữa nguyên chất, uống rượu… Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc,…
- Hạn chế sử dụng rượu, bia.
- Bảo vệ da, tránh để cháy nắng, trầy xước da.
>>> Xem thêm: 5 phương pháp điều trị bệnh vẩy nến
Với những thông tin bài viết cung cấp, hy vọng đã giúp bạn có câu trả lời rõ nét cho thắc mắc: “Vảy nến có tự khỏi không?”, đồng thời, qua nội dung này spaphar.com cũng đã đưa ra gợi ý hay giúp bạn phòng ngừa, hỗ trợ điều trị vảy nến an toàn hiệu quả.
Bình luận