“Cách chữa bệnh sởi nhanh chóng ra sao?” là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi, nguyên nhân là do virus nên có khả năng lây nhiễm cao, đồng thời dễ bùng phát thành dịch nếu không được ngăn chặn kịp thời. Để biết thông tin cụ thể về phương pháp nhằm kiểm soát tốt tình trạng bệnh, hãy cùng theo dõi nội dung sau đây!

Dấu hiệu bệnh sởi thường gặp

Sởi là một trong những bệnh ngoài da do virus phổ biến nhất hiện nay, có thể xuất hiện thành dịch 1 - 2 lần trong năm. Với tình trạng này, sau khi nhiễm virus, thời gian ủ bệnh thường từ 10 - 12 ngày, sau đó mới khởi phát các triệu chứng đặc trưng. Cụ thể như sau:

- Sốt cao 39 - 40oC liên tục trong 2 ngày đầu, người mệt mỏi, đau nhức.

- Ngày thứ 3 - 4 bắt đầu phát ban trên da, thường sẽ mọc từ sau tai, lan ra mặt, xuống lưng, và sau khoảng 48 giờ sẽ lan ra hầu hết cơ thể. Cùng với đó là biểu hiện của hội chứng xuất tiết niêm mạc:

+ Tại mắt: Chảy nước mắt, phì mi, kết mạc đỏ,...

+ Trên hệ hô hấp: Ho khan, khản tiếng, có đờm, sổ mũi,...

+ Đường tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,...

- Ngày thứ 5, phát ban tiến triển xuống hết 2 chân, có thể sốt cao theo cơn.

- Sau đó, các triệu chứng trên da biến mất dần theo trình tự mọc, nhưng sẽ để lại những vết thâm.

   Phát ban là dấu hiệu của bệnh sởi

Phát ban là dấu hiệu của bệnh sởi

>> Xem thêm: Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh - Cha mẹ đừng nhầm với sốt phát ban

Nguyên nhân gây bệnh sởi là gì?

Theo nghiên cứu, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Paramyxoviridae gây nên. Chủng virus này có dạng hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng kém, có thể bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao (khoảng 56oC),... Chúng thường tồn tại ở họng và máu người nhiễm từ cuối giai đoạn ủ bệnh đến sau khi phát ban ra một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau khi xâm nhập được vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ lập tức nhận diện chúng là yếu tố “lạ” và kích thích sinh kháng thể đặc hiệu. Bởi vậy, hầu hết những người đã mắc sởi sẽ hiếm khi bị tái phát lần 2.

  Sởi là bệnh ngoài da do virus 

Sởi là bệnh ngoài da do virus

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh sởi thường bùng phát thành dịch vào thời điểm đông - xuân, hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu ớt nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn khi hệ miễn dịch suy giảm.

Nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục. Tuy nhiên, nếu để tiến triển quá nặng, người mắc có thể gặp phải một số tình trạng sau:

- Có dấu hiệu mất nước: Khát nước liên tục, môi khô, người lịm dần,...

- Thở nhanh, thở co rút lồng ngực, thở nghe tiếng rít.

- Đắng miệng gây chán ăn.

- Đau mắt, có khi loét giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

- Có thể bị co giật trong trường hợp sốt quá cao.

Bên cạnh đó, một số biến chứng nguy hiểm khác có thể gặp phải là:

- Viêm thanh quản.

- Viêm phổi.

- Viêm tai giữa.

- Viêm não.

- Viêm màng não.

- Phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh non, nhẹ cân,...

>> Xem thêm: Cách nhận biết bệnh sởi

Đâu là cách chữa bệnh sởi nhanh chóng?

Trên thực tế, căn nguyên do virus nên bệnh sởi rất dễ lây nhiễm. Để cải thiện tình trạng này nhanh chóng và ngăn ngừa bùng phát thành dịch, mục tiêu quan trọng nhất là phát hiện sớm nguồn bệnh, sau đó điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Trước hết, cần cách ly riêng người nhiễm bệnh, phòng ngừa truyền nhiễm sang cộng đồng. Sau đó, họ sẽ được chuyển sang giai đoạn điều trị hỗ trợ:

- Giảm sốt: Khi thân nhiệt trên 38,5 độ C mới cần dùng thuốc, nếu người mắc sốt nhẹ có thể chườm hoặc lau người bằng nước ấm.

- Đề phòng mất nước: Bổ sung chế phẩm bù điện giải đường uống như oresol, hoặc có thể thay thế bằng nước ép hoa quả.   

- Cải thiện tổn thương trên da: Đặc trưng của bệnh sởi là nổi ban đỏ da khắp người chỉ sau thời gian ngắn. Bởi vậy, cần chú ý giữ vệ sinh ngoài da thường xuyên, đồng thời sử dụng các sản phẩm kem bôi có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, giúp kiểm soát tốt tổn thương trên da, kể cả trong niêm mạc miệng, tránh lở loét, nhiễm trùng lan rộng. Người bị sởi cũng cần chú ý tắm bằng nước ấm và không nên kéo dài quá lâu.

- Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp quá trình lành bệnh diễn ra nhanh chóng hơn. Đặc biệt, các vi chất nên bổ sung như: Kẽm, sắt, vitamin A, vitamin C,... từ cá, các loại đậu, bông cải xanh, bí đỏ, cam, táo,... Chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng thêm viên uống vitamin A cho trẻ em 6 - 12 tháng tuổi: 100.000 IU/liều duy nhất và 200.000 IU/liều duy nhất với trẻ trên 12 tháng tuổi, người lớn. Ngoài ra, cần chú ý giữ vệ sinh cơ thể, đeo khẩu trang nếu bắt buộc phải giao tiếp với người khác.

- Đối với một số trường hợp cụ thể sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh nhằm ngăn chặn nhiễm khuẩn thứ phát. Cần chú ý, chỉ truyền dịch khi thực sự cần thiết, không nên áp dụng nếu có biến chứng trên phổi, não hay cơ tim.

   Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp ngăn chặn bệnh sởi tái phát

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp ngăn chặn bệnh sởi tái phát

>> Xem thêm: Bệnh sởi và những thông tin cần biết

Như vậy, việc hỗ trợ điều trị bệnh sởi không quá khó khăn khi có biện pháp thích hợp. 

Đỗ Anh

Bình luận