Viêm da cơ địa hay chàm là tình trạng viêm da dị ứng mạn tính. Bệnh thường gặp ở các nước nông nghiệp, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, số người mắc viêm da cơ địa tăng nhanh chóng. Nhiều thống kê cho thấy, có 10-20% trẻ em và 3-5% người lớn mắc căn bệnh này. Viêm da cơ địa gây ngứa ngáy, bong da, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là trong mùa hanh khô. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh bệnh viêm da cơ địa các bạn nhé.

Yếu tố gây viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa cho đến nay chưa được công bố chính xác. Các nhà khoa học cho rằng, viêm da cơ địa là do sự phối hợp của yếu tố môi trường và di truyền, hệ miễn dịch. Những người mắc viêm da cơ địa cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh dị ứng khác như: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản,… Những tác nhân từ môi trường, đời sống khiến bệnh trở nên nghiêm trọng như: Trứng gia cầm, sữa, hải sản, bụi, nấm mốc, phấn hoa, da, lông động vật,… Các yếu tố kích thích sự phát triển các triệu chứng của viêm da cơ địa bao gồm: Thời tiết hanh khô, độ ẩm trong không khí thấp, tắm nước nóng (khiến mất độ ẩm trên da), thay đổi nhiệt độ đột ngột, xà phòng, các loại hóa chất tẩy rửa, dung môi, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, sang chấn tâm lý, nhiễm khuẩn da...

 

 

Viêm da cơ địa bội nhiễm

 

Biểu hiện của viêm da cơ địa

Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa rất đa dạng: Có thể chỉ là các đám khô da mất sắc tố đến triệu chứng rất nặng như đỏ da toàn thân. Triệu chứng điển hình của bệnh tuỳ thuộc vào giai đoạn tổn thương.

Giai đoạn cấp tính đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt nổi các mụn nước và vẩy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm, xung quanh bị phù nề. Bệnh nhân thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều làm da bị trầy xước, nhiễm khuẩn.

Giai đoạn mạn tính: Có các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Do bệnh nhân gãi nhiều nên có thể để lại các tổn thương trên da như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vẩy tiết. Ở trẻ nhỏ, tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi. Ở người lớn, tổn thương hay gặp đơn thuần ở bàn tay.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên kết hợp sử dụng thêm các loại viên uống giúp giảm ngứa, giải độc để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Thu Hằng

Bình luận