2 thể vẩy nến thường gặp và cách giúp bạn “đánh bại” chúng
Vẩy nến là bệnh về da rất thường gặp gây khó chịu, ngứa ngáy, đau đớn… cho người bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về 2 thể vẩy nến thường gặp và cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả nhé!
2 thể vẩy nến thường gặp nhất – Có thể bạn chưa biết
Vẩy nến là bệnh về da mạn tính rất thường gặp, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, đau đớn… tại các tổn thương trên da, gây nứt và chảy máu. Vẩy nến thường xuất hiện ở các vùng da bị tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu…
Bệnh thường tái phát theo từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa, đặc biệt là mùa đông. Vẩy nến làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Thông thường nam sẽ dễ mắc vẩy nến hơn nữ, người trưởng thành dễ gặp hơn trẻ em.
Vẩy nến nếu không được điều trị sẽ gây tổn thương khớp (20% người bệnh vẩy nến bị biến chứng về khớp như viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp…), tổn thương móng (chiếm 30-40%, móng tay và chân của người bệnh sẽ ngả màu vàng đục, chấm lỗ rỗ hoặc lượn sóng trên bề mặt, dễ gẫy, mủn… thậm chí là mất móng)…
Vẩy nến là một bệnh về da mạn tính
Bệnh vẩy nến được chia làm 2 thể chính là:
1. Thể thông thường:
Trong vẩy nến thể thông thường, tùy theo kích thước, vị trí mà được chia thành một số thể như:
- Vẩy nến thể đồng tiền là điển hình và phổ biến nhất. Các vết tổn thương có dạng tròn như đồng tiền và đỏ thẫm ở vùng ngoại vi, vùng trung tâm nhạt màu hơn; kích thước từ 1 đến 2 cm.
- Vẩy nến thể chấm, giọt nước thường rải rác khắp cơ thể, nhất là nửa người trên với đường kính tối đa của các vết tổn thương là 1 cm.
- Vẩy nến thể mảng: Chúng thường hình thành những mảng lớn có khi lên đến 5-10 cm thậm chí có thể lớn hơn, hay gặp nhất tại các vùng hay bị tỳ đè.
- Vẩy nến thể đảo ngược: Khi gặp vẩy nến thể này thì những tổn thương da sẽ thường xuất hiện ở những nếp gấp trên cơ thể người bệnh.
2. Thể đặc biệt
Vẩy nến thể đặc biệt thường ít gặp hơn so với thể thông thường, nhưng lại nghiêm trọng hơn, dễ biến chứng và khó điều trị hơn. Vẩy nến thể đặc biệt được phân chia thành:
- Vẩy nến thể mủ: Đây là một thể hiếm gặp, có thể biến chứng gây đỏ da toàn thân, rất “cứng đầu” và khó điều trị.
- Vẩy nến thể đỏ da toàn thân: Đây là vẩy nến tiến triển tự nhiên từ thể vẩy nến thông thường, do chấn thương tinh thần, nhiễm khuẩn, dùng thuốc chứa corticoid…
- Vẩy nến thể khớp thường ít gặp hơn, đôi khi có biểu hiện ở khớp mà không gây tổ thương da như sưng đau khớp, biến dạng khớp…
Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp cho bệnh nhân vẩy nến dù gặp thể nào của bệnh cũng có được phương pháp để điều trị bệnh hiệu quả. Hãy áp dụng ngay hôm nay để giảm các triệu chứng, hạn chế biến chứng, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh vẩy nến tái phát!
Hoa Hoa
Bình luận