Vẩy nến là một bệnh về da khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bệnh tiến triển dai dẳng và tái phát từng đợt khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy, gây mất thẩm mỹ và có thể để lại những biến chứng nặng nề cho cơ thể. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây và áp dụng ngay 4 cách đơn giản để đẩy lùi bệnh vẩy nến nhé!

5 cách đơn giản hiệu quả dành cho người bị vẩy nến

Vẩy nến là một bệnh về da khá phổ biến. Ở nước ta, số người mắc bệnh vẩy nến chiếm 5 – 7% tỷ lệ người bị mắc các bệnh về da. Đặc điểm của bệnh là tiến triển dai dẳng và tái phát theo từng đợt. Những nguyên nhân chủ yếu đưa đến bệnh vẩy nến như: Rối loạn miễn dịch, di truyền, nhiễm khuẩn, chấn thương thượng bì, stress, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, thay đổi môi trường, nghiện rượu bia…

 

Ảnh minh họa

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh là tổn thương da, thường thấy nhất là rát đỏ có vẩy tròn hoặc bầu dục, thành mảng với nhiều vòng cung, dễ bong, xếp thành nhiều lớp, khi cạo vẩy thì nền da dưới màu đỏ tươi. Vẩy nến thường xuất hiện chủ yếu ở vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc… và có tính đối xứng.

Vẩy nến nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng trên móng, khớp, chàm, bội nhiễm, ung thư da… Theo thống kê, có 30 – 40% người bệnh vảy nến bị tổn thương móng, móng ngả màu vàng, chấm lỗ rỗ trên bề mặt, dễ mủn… Ngoài ra, bệnh nhân còn bị tổn thương khớp, viêm khớp, cứng khớp, biến dạng khớp…

Hầu hết các thuốc điều trị hiện nay đều từ hóa dược để lại tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, nhất là khi cần điều trị lâu dài. Do vậy, bệnh nhân vẩy nến thường tìm đến và kết hợp các phương pháp từ thiên nhiên an toàn như:

1. Dấm táo

Không chỉ để trộn các món salad bổ dưỡng, làm đẹp mà dấm táo còn mang lại hiệu quả tích cực cho bệnh nhân vẩy nến. Dấm táo có tính kháng khuẩn cao, giúp loại bỏ lớp da khô bong tróc và các tác nhân làm ảnh hưởng đến bệnh. Để thực hiện: Bạn hãy vệ sinh sạch vùng da bệnh, thoa dung dịch dấm táo (dấm táo được pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1) và để khô tự nhiên.

Ngoài ra, bạn có thể uống dấm táo để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến từ bên trong. Hiệu quả này đã được chứng minh nhờ vào khả năng loại bỏ độc tố, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, cân bằng độ pH trong cơ thể và các vùng da của dấm táo. Bạn hãy pha loãng dấm táo với nước theo tỉ lệ tương ứng là 2:10 và nên sử dụng sau ăn với những người có vấn đề về dạ dày.

2. Ánh sáng mặt trời

 

Tắm nắng giúp cải thiện tình trạng vảy nến

Hãy dành một chút thời gian tắm nắng mỗi ngày, nhất là tắm nắng sớm. Ánh nắng ban mai sẽ giúp chống lại bệnh vẩy nến, nhờ các tia UVB thấm sâu vào da làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da bị tổn thương bởi vẩy nến. Ngoài ra, ánh nắng sẽ cung cấp cho bạn vitamin D, giúp da khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và giúp xương chắc khỏe hơn. Phương pháp này đã được các bác sĩ tại Mỹ thực hiện cho bệnh nhân vẩy nến 3 lần/ tuần và thu được hiệu quả rất tích cực.

3. Muối Epsom

Muối Epsom có tên gọi khác là muối magiê sulfat, có khả năng hấp thụ rất tốt qua da, giúp thư giãn, giảm viêm, ngừa xơ vữa động mạch, thải độc tố, giảm sưng đau ngứa, đặc biệt tốt cho những người bị bệnh về da như vẩy nến. Hãy ngâm bồn với muối Epsom trong khoảng 15 phút, điều này sẽ giúp bạn làm dịu các vùng da bị vẩy nến.

4. Thiền

 

Thiền giúp tĩnh tâm, giải tỏa stress và rất tốt cho người bị vẩy nến

Stress hay căng thẳng thần kinh là nguyên nhân dẫn đến vẩy nến và làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, giảm stress sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến, giúp nhanh phục hồi và phòng ngừa bệnh tái phát. Hơn nữa, thiền có thể giúp bạn thư giãn, ngừa viêm khớp, ung thư, tăng cường sức khỏe thần kinh và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp thiền, bạn cần lựa chọn chính xác để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé!

Hoa Hoa

Bình luận