Tay chân miệng là bệnh ngoài da phổ biến, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Bệnh do một loại virus gây nên và thường có thể tự khỏi nếu cha mẹ biết cách giữ gìn và chăm sóc đúng cách cho trẻ. Tuy nhiên, tay chân miệng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Nội dung bài viết này sẽ gợi ý một số triệu chứng bệnh tay chân miệng giúp bạn nhận biết sớm và sử lý kịp thời. Đừng bỏ lỡ bạn nhé!

“Chỉ mặt điểm tên” 5 triệu chứng bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh virus truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ phát triển nhanh thành dịch. Bệnh chủ yếu được gây ra bởi một số tuýp enterovirus khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc nhóm enterovirus A. Những tuýp hay gặp nhất là coxsackievirus A16, A6, A10 và enterovirus 71.

Con đường lây nhiễm của bệnh khá đơn giản nếu không phòng ngừa kịp thời. Đầu tiên, virus lây lan tới vị trí các mô trong miệng, gần amiđan và xuống hệ tiêu hóa. Sau đó, virus có thể lan tới các hạch bạch huyết lân cận và qua máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch nếu khỏe sẽ chống trả lại virus để ngăn chặn sự lan rộng tới những cơ quan trọng yếu như não. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, sớm muộn bệnh cũng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

 chú thích ảnh

Trẻ em – Đối tượng mà bệnh tay chân miệng rất dễ “hỏi thăm”

Dưới đây là 5 triệu chứng bệnh tay chân miệng cơ bản, dễ nhận diện nhất mà cha mẹ nên ghi nhớ:

1. Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 38 – 40 độ C. Sốt cao kéo dài, không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

2. Yếu người và hay giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý, cha mẹ có thể phát hiện sớm được triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang vui chơi, quan sát xem tần suất bé nhà bạn giật mình có tăng theo thời gian hay không để còn có hướng xử lý kịp thời.

3. Khó thở: Đây là một trong những biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động,… Có thể phát hiện được triệu chứng khó thở này bằng cách quan sát những dấu hiệu bất thường bởi cơn co rút cơ hô hấp ở mũi, trẻ thở khó nhọc (như hen suyễn) hoặc thở nhanh, thở gấp hơn bình thường, cánh mũi phập phồng,… thì cần phải đưa trẻ tới bệnh viện khám ngay.

4. Tổn thương, nốt mẩn, mụn mủ đỏ ở da: Các chấm nốt mụn đỏ, có nước mủ bên trong mọc ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối,… là những vị trí biểu hiện rõ nét trẻ đang bị nhiễm virus tay chân miệng.

5. Rối loạn ý thức: Có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp,… Cần phát hiện rất sớm từ khi trẻ có biểu hiện ngủ gà, chậm chạp.

Ngoài 5 dấu hiệu cơ bản trên, còn một số dấu hiệu khác như: Nôn khan nhiều lần, chân tay yếu mất lực, ăn uống khó nuốt,… Khi có những bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Thủy Nguyên

Bình luận