Bệnh chàm khô là gì? Cách khắc phục như thế nào?
Bệnh chàm khô là một trong những vấn đề da liễu phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của người mắc. Vậy các biểu hiện và cách cải thiện bệnh chàm khô như thế nào? Mời bạn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây!
Bệnh chàm khô là gì?
Chàm khô là một dạng viêm da, gây tổn thương trên bề mặt do các phản ứng nội sinh của hệ miễn dịch và phản ứng ngoại sinh do các tác nhân trong môi trường. Đây là bệnh khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em với những tổn thương thường gặp ở da đầu, tay, chân.
Triệu chứng của bệnh chàm khô
Đây là hiện tượng sừng hóa khiến da bị cứng lại, mất độ đàn hồi, khi cơ thể hoạt động sẽ khiến lớp sừng dễ nứt ra, chảy máu. Cùng với đó là một số điểm đặc trưng khác so với bệnh chàm thông thường như sau:
- Xuất hiện các mảng màu sưng đỏ, khô ráp kèm theo ngứa ngáy.
- Thường tiến triển theo 3 giai đoạn là cấp, bán cấp, khô da. Cụ thể:
+ Giai đoạn cấp: Xuất hiện hồng ban, phù nề, đóng vảy và tiết dịch nhiều.
+ Giai đoạn bán cấp: Vị trí tổn thương rất khô và nứt nẻ .
+ Giai đoạn khô da: Da bị dày sừng và ngứa ngáy. Trường hợp nặng có thể bị chảy máu nhiều.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến bệnh chàm khô tiến triển?
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc chàm khô hoặc một số bệnh tự miễn khác sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh.
- Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng.
- Ảnh hưởng từ môi trường sống như: Khói bụi, các loại hóa chất, tác nhân gây dị ứng,...
- Sức đề kháng suy giảm hoặc hoạt động bất thường, khiến cơ thể cho phản ứng quá mức với cả những tác nhân vô hại, từ đó gây ngứa ngáy, đỏ da,...
- Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh: Sử dụng nhiều chất kích thích, thường xuyên căng thẳng, lo âu, hoặc ăn uống kém hợp lý, ăn nhiều đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn,...
Thực tế, nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh chàm khô sẽ được kiểm soát nhanh chóng. Nhưng nếu không, tình trạng này có xu hướng trở thành mạn tính và dễ tái phát.
Cách khắc phục chàm khô tại nhà như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bệnh chàm khô, nhưng phương pháp dân gian vẫn được áp dụng bởi tính an toàn và mang tới hiệu quả tích cực. Cùng tham khảo những mẹo đơn giản sau đây bạn nhé:
Khoai tây
Thực tế, khoai tây có khả năng tẩy tế bào chết, lại bỏ chất bẩn và bảo vệ da. Khi đắp khoai tây lên vùng da bị chàm khô, chúng dễ dàng làm mềm các tế bào đã bị sừng hóa và ngăn ngừa tổn thương lan rộng hơn.
Cách thực hiện như sau: Bạn hãy chọn 1 củ khoai tây chưa bị mọc mầm, rửa sạch, nạo vỏ. Đem luộc trong nước sôi 2 - 3 phút, sau đó mang khoai tây giã nhuyễn và đắp lên vùng da bị chàm khô khoảng 15 - 20 phút hoặc đến khi khoai tây khô thì gỡ ra. Thực hiện liên tục 2 - 3 lần mỗi tuần, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Khoai tây chữa bệnh chàm khô
Dầu dừa
Không còn xa lạ với dầu dừa với công dụng làm đẹp và khắc phục những tổn thương trên da, bởi nguyên liệu này chứa hàm lượng cao acid béo giúp tạo độ mềm mại, giữ ẩm, cải thiện tốt tình trạng khô rát, nứt nẻ.
Cách áp dụng: Bạn hãy lấy 1 muỗng cà phê dầu dừa, bôi một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị chàm khô. Mỗi ngày dùng 2 - 3 lần sẽ giúp làm dịu vị trí tổn thương tức thời, cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.
Trầu không
Trong lá trầu không có chứa các chất kháng sinh thực vật, đem lại hiệu quả sát khuẩn. Ngoài ra, nước nấu từ lá trầu có tác dụng làm dịu các vết thương, giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy.
Để chữa chàm khô bằng lá trầu không, bạn hãy thực hiện như sau: Lấy 5 - 6 lá trầu không, rửa sạch, ngâm nước muối, rồi vớt ra, đun sôi với nước. Để nguội bớt rồi ngâm vùng da tổn thương vào nước này trong 15 - 30 phút. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần liên tục trong vài tuần, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện rõ ràng.
Nhã Tiên
Bình luận