Tác giả: Thái Vinh

Bệnh sởi trẻ em có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Như chúng ta đã biết, trước đây khi chưa có vacxin phòng sởi thì tỷ lệ tử vong lên đến 2 triệu người. Nhưng đến nay, bệnh sởi vẫn luôn là nỗi lo lắng và đe dọa sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Bệnh sởi trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Sởi là một bệnh do nhiễm virus nhóm Paramyxovirus. Chúng là loại virus có sức chịu đựng yếu và dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, thuốc sát khuẩn thông dụng,… nhưng lại rất dễ xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và nhiều con đường trực tiếp hay gián tiếp khác. Khi xâm nhập được vào cơ thể người, chúng sống ở trong họng và máu người bệnh từ cuối thời kỳ ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn.

 Cấu trúc virus gây bệnh sởi

Cấu trúc virus gây bệnh sởi

Khi trẻ bị nhiễm virus sởi, sẽ có một số triệu chứng như: Sốt cao; ho; chảy nước mắt, nước mũi; trên da xuất hiện các vầng ban phồng rộp lấm tấm;… kèm hiện tượng chán ăn, khó thở, mệt mỏi… Nếu tình trạng này không được cha mẹ phát hiện và ngăn chặn kịp thời, trẻ dễ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng viêm phổi: Ngoài các nguyên nhân cộng hưởng do suy giảm miễn dịch khi có bệnh trong người thì chính virus sởi cũng gây ra biến chứng viêm phổi ở trẻ. Viêm phổi kẽ tế bào khổng lồ hay còn gọi sởi ác tính thể phổi chính là do virus sởi gây ra. Viêm phổi do sởi có thể thấy rõ qua hình ảnh tăng sáng 2 bên phổi, kèm theo các vệt thâm nhiễm mịn và tụ chung lại ở rốn phổi.

Biến chứng viêm tai giữa: Khi bị sởi, trẻ thường sẽ có hiện tượng bị viêm tai giữa cấp nếu không chữa kịp thời có thể gây suy giảm thính lực ở trẻ, thậm chí gây điếc vĩnh viễn. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi nghi ngờ con mình nhiễm virus sởi.

 Bệnh sởi có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu không điều trị sớm

Bệnh sởi có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu không điều trị sớm

Biến chứng suy hô hấp: Tổn thương đường hô hấp chính là một trong những biến chứng nguy hiểm khi nhiễm virus sởi, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Suy hô hấp khiến hệ hô hấp của trẻ đột ngột rơi vào tình trạng giảm áp lực khí oxy trong động mạch và làm rối loạn tăng giảm áp lực khí cacbonic có thể tăng hoặc giảm. Kiểm soát tổn thương hô hấp do sởi rất khó, chúng có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên đường hô hấp. Bội nhiễm vi trùng cũng có thể xảy ra do virus sởi và do ức chế miễn dịch sau tổn thương mô tại vị trí chúng xuất hiện.

Tiêu chảy và ói mửa do sởi: Thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi

Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa: Đây cũng chính là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của sởi.

Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi: Làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

>>> Xem thêm: Phân biệt sởi và sốt phát ban

Từ những kiến thức bổ ích mà bài viết cung cấp, hi vọng cha mẹ đã hiểu được bệnh sởi trẻ em nguy hiểm như thế nào? Để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh sởi cho trẻ an toàn và hiệu quả, cha mẹ đừng quên áp dụng cho con chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp sử dụng sản hỗ trợ điều trị.

Bình luận