Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ cần chú ý điều gì? TÌM HIỂU NGAY
Tay chân miệng ở trẻ nhỏ tuy không phải bệnh lý mới nhưng vẫn luôn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh, bởi tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như hoạt động hàng ngày của con. Vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý điều gì khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có lời giải đáp!
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là gì?
Một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em hiện nay không thể không nhắc tới là tay chân miệng. Bệnh do siêu virus gây nên, dễ khởi phát ở những đối tượng có hệ miễn dịch kém hoặc chưa hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ
Các biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ thường trải qua những giai đoạn sau:
Ủ bệnh
Quá trình này kéo dài khoảng 3 - 6 ngày và bé vẫn chưa có biểu hiện đặc trưng nên cha mẹ thường không phát hiện ra.
Khởi phát
Hết giai đoạn ủ bệnh, những dấu hiệu đầu tiên của bệnh sẽ xuất hiện, chẳng hạn như: Sốt, đau họng, tiết nhiều nước bọt, đau rát trong khoang miệng, người mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc,...
Nếu không chú ý kỹ, các bậc phụ huynh có thể nhầm lẫn với bệnh ho, cảm thông thường, do đó, nếu không xét nghiệm thì rất xác định chính xác bệnh để điều trị.
Toàn phát
Sau khi giai đoạn khởi phát diễn ra khoảng 1- 2 ngày, ở trẻ sẽ tiến triển những biểu hiện điển hình, cụ thể:
- Phát ban trên da: Ban đầu, cơ thể sẽ xuất hiện vài đốm hồng ban nhỏ, sau một thời gian ngắn sẽ phát triển thành những nốt phỏng nước màu xám, hình bầu dục. Chúng xuất hiện nhiều ở ngón tay, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và đầu gối.
- Viêm loét miệng: Các mụn nước không chỉ xuất hiện trên da mà còn hình thành ở vùng niêm mạc trong má, lợi, lưỡi, rất dễ vỡ và tạo thành vết loét, gây đau rát, khó chịu.
Một số trường hợp có thể bị sốt cao gây co giật, mê sảng, thở khò khè,... Bởi vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý diễn biến sức khỏe của con trong giai đoạn này để ngăn ngừa các tình huống nguy hiểm xảy ra.
Lui bệnh
Thông thường, nếu bệnh nhẹ thì sau khoảng 7 - 10 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ tự hết. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh tay chân miệng ở trẻ không thuyên giảm nhiều, phụ huynh cần đưa con tới các cơ sở y tế để có phương pháp xử trí thích hợp.
>> Xem thêm: Thông tin về bệnh tay chân miệng ở người lớn
Cần chú ý điều gì khi điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ?
Do các tổn thương trong bệnh tay chân miệng ở trẻ chủ yếu xuất hiện trên da nên cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa tình trạng viêm loét lan rộng, từ đó đẩy nhanh quá trình lui bệnh.
- Luôn giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ dùng xà phòng rửa tay hoặc rửa tay ngay sau khi vệ sinh.
- Sát khuẩn đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ để ngăn ngừa bệnh.
- Nên giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, đặc biệt là khu vực sàn nhà hoặc những nơi trẻ hay tiếp xúc.
Giữ sạch môi trường xung quanh giúp ngăn ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ tiến triển
- Có thể áp dụng một số mẹo dân gian như tắm lá thuốc, giúp làm sạch da và giúp tổn thương nhanh lành hơn. Ví dụ:
+ Lá trà xanh: Trong lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm viêm rất tốt nên cha mẹ có thể sử dụng nguyên liệu này đun nước tắm cho con, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng do các nốt bọng nước vỡ ra.
+ Lá nhọ nồi: Đây là thảo dược có đặc tính tiêu viêm, sát khuẩn tốt nên thích hợp trong việc điều trị các bệnh ngoài da như: Tay chân miệng, sởi, thủy đậu,...
- Bên cạnh đó, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, tăng cường các loại nước ép giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi cho con. Ngoài ra, nên chế biến thức ăn ở dạng mềm, dễ nhai nuốt, chia thành nhiều bữa trong ngày, giúp bé ăn uống dễ dàng hơn.
>> Xem thêm: Cách chữa bệnh sởi như thế nào?
Như vậy, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ sẽ được cải thiện hiệu quả khi cha mẹ áp dụng sớm các biện pháp khắc phục. Ngoài việc chăm sóc tổn thương trên da cho con, hãy có chế độ sinh hoạt hợp lý bảo vệ sức khỏe của con một cách tốt nhất nhé!
Thu Hoài
Bình luận