Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người. Như chúng ta đã biết, viêm da cơ địa là bệnh tự miễn và không gây nguy hiểm tới tính mạng, thế nhưng chúng lại khiến người mắc cảm thấy tự ti, mặc cảm, dẫn tới công việc, chất lượng cuộc sống,… bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu bạn cũng đang tìm lời giải cho câu hỏi trên thì hãy dành vài phút đọc ngay nội dung bài viết dưới đây nhé!

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm hoặc  eczema, khởi phát bằng những cơn ngứa dưới da, sau đó là sự xuất hiện của các nốt đỏ mụn nước. Quan sát bề mặt da sẽ nhận thấy các mẩn đỏ, da dày lên, bong vảy. Khi không được điều trị kịp thời, các mụn sẽ mọc lên ngày một nhiều hơn.

 Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa

Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mạn tính, hay tái phát. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm:

- Di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ bị viêm da cơ địa thì con sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Ngoài ra, nếu một người đang bị hen suyễn, vảy nến hoặc mắc các bệnh lý về gan cũng có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa.

- Bất thường hệ miễn dịch.

- Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da: Lớp thượng bì trên da của những người bị viêm da cơ địa thường bị giảm hàm lượng ceramides, khiến da nhanh mất nước, từ đó các vi khuẩn, chất gây dị ứng dễ dàng xâm nhập.

- Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với các dị nguyên như thức ăn, vi khuẩn…

 Viêm da cơ địa hình thành do nhiều yếu tố

Viêm da cơ địa hình thành do nhiều yếu tố

>>> Xem thêm: Bị viêm da cơ địa, hãy tránh xa thực phẩm này

Dấu hiệu viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa thường biểu hiện bởi các phát ban khô, da dày, có vảy, có thể thấy các nốt sưng màu đỏ, nhỏ, chảy dịch hoặc bị bội nhiễm khi gãi hay chà xát.

Bệnh lý này có thể bùng phát và sau đó tự khỏi. Viêm da cơ địa không hề lây nhiễm. Đối với người mắc, bệnh có biểu hiện gây ngứa rất khó chịu, dễ gây mất ngủ. Nếu không có cách giảm ngứa, người bệnh rất dễ không làm chủ được và sẽ gãi, chà xát vào các vùng da tổn thương, hậu quả có thể gây nhiễm trùng da rất nguy hiểm, sẽ xuất hiện nhiều mủ, lở loét, đau rát,…

Mức độ viêm nhiễm càng trở nặng thì càng khó chữa trị và có thể để lại di chứng nặng nề, đặc biệt là vùng viêm nhiễm ở mặt, đầu, cổ,…Vì đây là phần tập trung rất nhiều dây thần kinh và mạch máu, nên viêm da khi bị nhiễm trùng có thể gây tắc tĩnh mạch não, tổn thương hệ thần kinh, mạch máu và khó có thể phục hồi.

>>> Xem thêm: Cách phòng ngừa viêm da cơ địa thời tiết hanh khô

Viêm da cơ địa có chữa khỏi không?

Nguyên nhân của bệnh lý này có liên quan đến cơ địa di truyền và các yếu tố gây dị ứng bên ngoài. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm được viêm da cơ địa. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này và ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lai nếu có kiến thức và cách chữa phù hợp.

Một số cách điều trị bệnh viêm da cơ địa đó là:

- Kem dưỡng ẩm: Nguyên tắc dưỡng ẩm là vô cùng quan trọng trong điều trị viêm da cơ địa. Bởi những người bị bệnh lý này da thường hay bị khô, tróc vảy, gây ngứa ngáy. Giữ cho da luôn ẩm bằng một số phương pháp như: Bôi vaseline, dầu dừa,… sẽ giúp hạn chế được viêm da cơ địa bùng phát.

 Dưỡng ẩm da mỗi ngày là cách cải thiện viêm da cơ địa

Dưỡng ẩm da mỗi ngày là cách cải thiện viêm da cơ địa

- Thuốc kháng viêm: Như chúng ta đã biết, viêm da cơ địa có bản chất là viêm lớp nông của da. Do đó, để giảm các triệu chứng của bệnh lý này, các thuốc chống viêm như corticosteroid rất hay được sử dụng. Tuy nhiên, do loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, vì thế chúng chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn.

- Thuốc kháng sinh: Đối với các thể viêm da cơ địa nặng, có nguy cơ bội nhiễm thì cần sử dụng kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh bôi hay được sử dụng như acid fusidic, neomycin.

- Thuốc chống dị ứng: Viêm da cơ địa luôn có biểu hiện ngứa, khiến người mắc vô cùng khó chịu, bứt rứt, chỉ muốn gãi. Nhưng hành động gãi này có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Các thuốc chống dị ứng như thuốc kháng histamin (chlorpheniramine, hydroxyzine) sẽ giúp giảm ngứa.

>>> Xem thêm: Mách bạn 3 bài thuốc chữa viêm da cơ địa

Hồng Nhung

Bình luận