Biến chứng do lạm dụng corticoid trong điều trị vẩy nến
Theo số liệu thống kê, tại các phòng khám da liễu của Việt Nam, số bẹnh nhân vẩy nến chiếm khoảng 10% trong tổng số bệnh nhân tới khám. Biểu hiện của bệnh thường là da bị mẩn đỏ, bong tróc thành từng lớp, có thể ở tay, chân, hoặc vị trí khác trên cơ thể, vẩy có màu trắng đục, bong ra như sáp nến, trường hợp nặng sẽ lan rộng toàn thân.
Trong hướng dẫn điều trị vẩy nến thì các thuốc chống viêm giảm ngứa nhanh như Corticoid cho bệnh nhân thấy hiệu quả điều trị tức thời do đó khi có dấu hiệu tái phát thì bệnh nhân ngay lập tức sử mua thuốc bôi chứa corticoid dùng mà không có chỉ định liều lượng, thời gian từ bác sĩ. Chính tình trạng làm dụng này dẫn đến bệnh vẩy nến có nhiều biến chứng nặng hơn. Corticoid dùng bôi ngoài da sử dụng điều trị vẩy nến có nhiều loại dưới dạng đơn chất hoặc phối với hoạt chất khác, như với a. salicylic (Diprosalic, Beprosalic) hoặc với calcipotriol (Daivobet). Corticoid bôi ngoài da có thể dùng giảm nhanh các triệu chứng trong giai đoạn cấp. Thuốc có ưu điểm làm thương tổn nhanh được cải thiện, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, dễ chấp nhận. Bởi vì thuốc làm giảm viêm, giảm ngứa, giảm vẩy nhanh. Nhưng sự cải thiện này duy trì không bền. Mặt khác sau khi ngừng thuốc bệnh sớm bùng phát trở lại, khi đó sử dụng lại corticoid tại chỗ sẽ không thấy có hiệu quả. Nhiều trường hợp dùng corticoid tại chỗ kéo dài thấy xuất hiện thương tổn nhiễm trùng da như mụn mủ, viêm nang lông; nhiễm nấm; mọc lông; giãn mạch và teo da; đặc biệt ở những vùng da mỡ (mặt, ngực, lưng) thấy xuất hiện nhiều mụn trứng cá. Dùng corticoid bôi ngoài da kéo dài sẽ thấy thương tổn không đáp ứng với thuốc, bệnh không giảm, thậm trí còn tiến triển nặng thêm.
Biến chứng vẩy nến thể mủ do lạm dụng Corticoid
Do sử dụng corticoid toàn thân là: thương tổn ngoài da nặng thêm, tổn thương cũ lan rộng, phát thêm nhiều thương tổn mới tiến tới gây đỏ da toàn thân. Nhiều trường hợp vẩy nến thể thông thường sau khi dùng corticoid toàn thân đã chuyển thành vẩy nến thể mủ toàn thân. Những biểu hiện khác như giãn mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hoá, tăng huyết áp, teo cơ, rậm lông, tích nước gây phù nề, nhiễm trùng da thậm chí gây nhiễm trùng máu. Do đó trong phác đồ điều trị bệnh vẩy nến hiện này việc sử dụng Corticoid đường toàn thân là rất hạn chế và cần có chị định và hướng dẫn sử dụng cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa sâu thăm khám trực tiếp.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến. Các phương pháp điều trị nhầm mục đích giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian tái phát do đó người bệnh cần lưu ý sử dụng các thuốc chứa corticoid cần phải tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng và thời gian theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Đồng thời cần có chế độ ăn uống phù hợp như ăn thực phẩm như cá thu, cá hồi, hoa quả như xoài, táo, tăng cường vận động thể lực, duy trì sức khỏe hàng ngày và sử dụng các loại kem bôi có thành phần từ thảo dược an toàn, không gây tác dụng phụ.
Bình luận