Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh da phổ biển ở Việt Nam cũng chiếm 10% trong số các bệnh da liễu tại các phòng khám. Bệnh tiến triển mạn tính, hay tái phát nhưng lành tính. Tuy nhiên bệnh gây nhiều ảnh hưởng tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến chưa được xác định rõ và các phương pháp điều trị hiện nay nhằm mục đích hạn chế các triệu chứng của bệnh và phòng ngừa tái phát. Trong đó những trường hợp bệnh vẩy nến nặng thì các biện pháp sử đụng dường toàn thần là cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp điều trị được áp dụng:

o   Ánh sáng trị liệu (phototherary): UVB có tác dụng ức chế tăng sinh biểu bì, cảm ứng tế bào lympho T ức chế, giảm số lượng và giảm khả năng trình diện kháng nguyên của tế bào Langerhans, tác động lên tế bào keratin (điều hòa tiết IL-1, IL-6, PG-E2, TNF-α….). Chiếu UVB có thể gây ban đỏ, bỏng, lão hóa da sớm, chưa rõ gây ung thư da.Để hạn chế tác dụng phụ của tia UVB, ngày nay, người ta sử dụng tia UVB phổ hẹp (NB-UVB).

o  Liệu pháp quang hóa (photochemotherapy): Dùng PUVA, phương pháp này do Parish đề xuất năm 1974, cho đến nay vẫn là một phương pháp hiện đại, điều trị bệnh vảy nến có hiệu quả nhưng không phải là phương pháp tốt nhất. PUVA có tác dụng ức chế tổng hợp DNA, giảm số lượng và giảm hoạt hóa lympho T, ức chế biểu lộ HLA-DR của tế bào sừng, hiệu quả chống phân bào, làm sạch tổn thương nhanh chóng, có hiệu lực trong giai đoạn vượng bệnh và tái phát bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng liệu pháp PUVA cần lưu lý tác dụng phụ như viêm da dạ dày-ruột, đỏ da, bỏng, đục thủy tinh thể, lão hóa da, tăng tỷ lệ ung thư da.

o Retinoid và các dẫn xuất: Retinoid là một dẫn xuất tổng hợp của vitamin A. Trong điều trị vảy nến, Retinoid. Retinoid điều biến miễn dịch và chống thâm nhiễm tế bào viêm biểu bì vảy nến bằng cách ức chế tăng sinh tế bào lympho T hoạt hóa và ức chế hóa ứng đọng bạch cầu đa nhân trung tính, giảm trình diện kháng nguyên của tế bào Langerhans cho tế bào lympho T, điều hòa tăng trưởng và biệt hóa tế bào keratin. Thuốc có nhiều tác dụng phụ như khô niêm mạc, loét miệng, viêm kết mạc mắt, rụng tóc, đau đầu, buồn nôn, ngứa, bất thường về móng, quái thai.

o  Cyclosporin A: ức chế miễn dịch chọn lọc trên hệ thống miễn dịch tế bào. Nhược điểm là thuốc đắt tiền, có tai biến như cao huyết áp, xơ thận kẽ, rậm lông, dị cảm, phì đại lợi, rối loạn tiêu hóa, đôi khi nhức đầu, phát ban, tăng kali máu, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh.

o  Thuốc ức chế phân bào: Methotrexate là một thuốc kháng chuyển hóa, kháng acid folic, làm chậm tổng hợp DNA và gần đây thấy tác dụng chống viêm rất tốt. Methotrexate là thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, cách dùng tiện lợi, ít tác dụng phụ khi dùng đúng chỉ định và liều lượng, rẻ tiền trong điều trị vảy nến.

o  Một số thuốc mới và các chất sinh học đang được áp dụng điều trị bệnh vảy nến, tuy nhiên vì giá thành cao đi kèm với nhiều tác dụng phụ nên mới được áp dụng ít ở Việt Nam.

 Infliximab: là một kháng thể đơn dòng chống TNF-α.

Etanercept: cạnh tranh với thụ thể TNF-α.

FAE (Fumalic acid ester): Cơ chế chưa rõ, chủ yếu làm biến đổi hoạt động lympho T, chủ yếu là Th1 và có hiệu quả cho những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thông thường.

ABX-IL-8 kháng thể chống IL-8 (một cytokin gây viêm mạnh).

Adalimumab: kháng thể đơn dòng lgG ở người, đặc biệt với TNF-α.

Sử dụng tế bào gốc để điều trị vảy nến cũng đang được nghiên cứu.

Bình luận