Cây sầu đâu còn có nhiều tên gọi khác như: xoan ăn gỏi, cây nim, xoan sầu đâu… Từ lâu, vị thuốc quý này đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian chữa rất nhiều bệnh như đái tháo đường, nấm, sốt rét,... đặc biệt là các bệnh về da như mụn trứng cá, vảy nến, ngứa,...

Sầu đâu là một cây quen thuộc ở Việt Nam, mọc ở ngoài Bắc cũng như ở trong Nam, trên đồi núi cùng suốt miền đồng bằng. Ông cha ta đã từng hái lá bỏ vào chum vại để trừ sâu, nấu nước tắm súc vật, sắc thuốc từ vỏ thân, vỏ rễ, hột, lá để tẩy giun, diệt trùng, chữa bệnh ngoài da hay viêm âm đạo.

Được tôn vinh là “cây dược phẩm của làng”, cây sầu đâu có lá rất xanh, mọc đối xứng, mép lá có răng cưa và đặc biệt là hai đáy của phiến lá không đều. Lá có vị rất đắng nhưng có hậu ngọt, tính mát. Xuất xứ từ Ấn Độ với tên gọi “neem”, sầu đâu là loài cây thân mộc có tuổi thọ khoảng 200 năm và tất cả các bộ phận có trên thân cây này đều là nguồn dược liệu quý. Riêng về lĩnh vực y học, tác dụng kỳ diệu của lá sầu đâu đã được người Ấn Độ ứng dụng từ xa xưa để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư...
Được sử dụng từ hơn 4.000 năm trước tại Ấn Độ, sầu đâu là loại dược thảo được chọn để chữa các bệnh về da vì tính đắng của nó và đã được chứng minh là rất hữu hiệu trong việc điều trị mụn trứng cá, bệnh vảy nến, eczema, ngứa, gầu. Đó cũng là lý do vì sao tắm với lá neem trong nước nóng đã trở thành một tục lệ ở Ấn Độ. Bất cứ khi nào có vấn đề gì về da, từ dị ứng đến những bệnh da nặng, người ta thường nấu nước lá neem để tắm rửa.

Cây sầu đâu: Giải pháp mới xua tan mụn trứng cá

Phương pháp làm đẹp hiệu quả, mang lại làn da mịn màng từ cây sầu đâu được nhiều người sử dụng đó là: nấu một nồi nước với lá sầu đâu(cho khoảng 50 lá vào hai lít nước) cho đến khi lá mềm và phai màu còn nước thì trở nên xanh. Lọc lấy nước chứa vào chai. Cho khoảng 100ml nước này vào trong nước tắm sẽ giúp làm lành vết  mụn trứng cá, nhiễm trùng da và u nhọt.

Hiện nay, mụn trứng cá trở thành nỗi ám ảnh với nhiều bạn trẻ, khi mà tỉ lệ mụn trứng cá chiếm tới 80% người trong độ tuổi thanh niên. Tuy chỉ là một bệnh lý ngoài da, nhưng với nhiều trường hợp thì mụn trứng cá là vấn đề đau đầu. Đó là khi mụn không khỏi mà còn liên tục mọc hết lớp này đến lớp khác. Làn da mịn màng trước đây, nay là một lớp sần sùi, gồ ghề, với nhiều vết đen, thâm, đỏ, mụn mủ,… Người bệnh càng cố nặn thì mụn càng sưng lên, thậm chí to và đau hơn, làm biến dạng da mặt! Mụn “tàn phá” sắc đẹp, khiến chúng ta thiếu tự tin trong giao tiếp, lo lắng, mất ngủ, căng thẳng,… Chính những yếu tố này là điều kiện thuận lợi cho mụn trứng cá mọc nhiều thêm và trở thành một vòng luẩn quẩn, khiến tình trạng mụn nặng nề, vết thâm nám nhiều hơn.

Để tăng cường hiệu quả điều trị mụn trứng cá, cây sầu đâu đã được sử dụng làm thành phần chính phối hợp với các dược liệu có tác dụng chống viêm, nhanh liền sẹo, hạn chế bài tiết mỡ tại lỗ chân lông như sài đất, hoàng liên, ba chạc, lô hội tạo nên một công thức toàn diện tác động lên cả nguyên nhân và triệu chứng của mụn trứng cá. Để thuận tiện cho người bệnh sử dụng, bài thuốc này đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại dưới dạng kem bôi. Sản phẩm đạt được 3 mục tiêu trong điều trị mụn trứng cá nói riêng và các loại mụn khác như: mụn mủ, nang, đinh râu,…, dưỡng ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, góp phần giảm thâm nám, mờ sẹo, tái tạo da, cho làn da luôn mềm mại, mượt mà, sạch mụn mà không lo ngại về tác dụng phụ.

Để hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, bạn rửa sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm, khăn mềm trước khi thoa 1 lớp mỏng. Với mụn trứng cá nặng (có viêm, phù nề), nhọt, chốc lở bạn thoa 3 lần/ ngày vào các buổi sáng, trưa, tối trước khi đi ngủ. Với mụn trứng cá thông thường, bạn thoa 2 lần/ ngày vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ.

Lan Hương

 

Bình luận