Dấu hiệu bị chàm sữa như thế nào?
Tác giả: Huy Hùng
Hiện nay, nhiều người băn khoăn không rõ làm sao để nhận biết dấu hiệu bị chàm sữa cho trẻ, từ đó có hướng điều trị sớm. Để làm được điều này, bạn hãy cùng spaphar.com tìm hiểu và tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!
Chàm sữa là gì và nguyên nhân gây chàm sữa?
Chàm sữa ở trẻ - Nỗi lo lắng của cha mẹ
Bệnh chàm sữa là gì? Bệnh chàm sữa còn có tên gọi khác là eczema hay viêm da dị ứng, thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ, xuất hiện chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh chàm sữa chủ yếu xảy ra trên má, vùng da đầu, cũng có thể lan ra cánh tay, chân, ngực hoặc những bộ phận khác trên cơ thể.
Nguyên nhân gây chàm sữa là gì? Các nhà khoa học chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây bệnh chàm sữa, tuy nhiên, yếu tố di truyền đóng vai trò then chốt. Vì vậy, con bạn có nhiều khả năng bị tình trạng này nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình đã từng bị bệnh chàm, hen suyễn hoặc dị ứng.
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa
Chàm sữa không phải là phản ứng dị ứng với một chất, nhưng chất gây dị ứng hoặc chất kích thích trong môi trường (chẳng hạn như phấn hoa hoặc khói thuốc lá) có thể kích hoạt gây bùng phát bệnh. Phát ban cũng có thể trầm trọng hơn do nhiệt, chất kích thích tiếp xúc với da (như len hoặc hóa chất trong một số xà phòng, nước hoa, nước thơm và chất tẩy rửa), thay đổi nhiệt độ và khô da. Căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây bùng phát bệnh chàm.
Dấu hiệu bị chàm sữa là gì?
Hiện nay, thống kê y tế trên thế giới cho thấy, khoảng 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị chàm sữa. Bệnh thường bắt đầu trong giai đoạn thai kỳ, với 65% bệnh nhân phát triển các biểu hiện trong năm đầu đời và 90% phát triển các triệu chứng trước khi lên 5 tuổi.
Bệnh chàm sữa thường gặp ở trẻ nhỏ
Phát ban có thể trông giống như da bị khô, dày, có vảy hoặc có thể bị nhiễm trùng nếu trầy xước. Gãi cũng có thể gây ra da dày, xỉn màu hoặc sẹo theo thời gian.
Bệnh chàm sữa thường hay tái phát. Đây không phải là một bệnh truyền nhiễm, nhưng chúng thường gây ngứa nên có thể khiến trẻ thấy khó chịu, thậm chí gây khó ngủ về đêm, cào gãi gây tổn thương da, dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Nếu không được điều trị sớm, tổn thương có thể để lại sẹo. Vì vậy, đây có thể là một thách thức trong việc điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ em.
>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh chàm sữa an toàn cho trẻ
Qua nội dung mà bài viết đã cung cấp cho quý độc giả trên đây, hy vọng mọi người sẽ có những thông tin bổ ích về dấu hiệu bệnh chàm sữa và cách phòng ngừa, hỗ trợ điều trị chàm một cách an toàn, hiệu quả.
Bình luận