Chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu khi phải xuất hiện trước mọi người với một gương mặt đầy mụn. Dù mụn mọc ở mặt, cổ, lưng hay ngực đều là cảnh báo sự bất thường của cơ thể, người bệnh cần lưu ý để có phương pháp điều trị phù hợp.

Mụn ở trán

Theo y học, mụn ở vùng trán cho biết cơ thể bạn đào thải độc tố như thế nào, bạn có ăn quá nhiều thịt đỏ, chất béo bão hòa và uống rượu hay không. Mụn xung quanh khu vực lông mày có thể là biểu hiện của sự căng thẳng. Một nguyên nhân khác gây ra mụn ở trán có thể do các hóa chất từ tóc như gel xịt tóc, dầu gội đầu… tác động lên vùng trán, gây mụn.

Phòng tránh: Nên ăn nhiều trái cây tươi, rau quả, uống các loại trà thảo dược và nước. Cắt giảm lượng thịt và rượu, giữ cho tóc của bạn sạch sẽ, tránh ra mồ hôi nhiều.

Mụn ở má

Phát ban và nổi mụn trên má có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm da, dị ứng da nhẹ với các sản phẩm chăm sóc da, phấn trang điểm, nước hoa hoặc quá căng thẳng trong cuộc sống, công việc, thường xuyên thức khuya…

Phòng tránh: Tránh các yếu tố dễ gây viêm da, bao gồm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, uống rượu, thời tiết quá lạnh và thức ăn cay; nên uống nhiều nước; có thể sử dụng loại kem trang điểm hay dưỡng da dành cho da nhạy cảm; giữ tâm lý luôn thoải mái, lạc quan.

Mụn ở quanh miệng

Người bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có xu hướng bị mụn trứng cá quanh miệng và cằm. Ngoài ra, một số triệu chứng khác dễ nhận thấy khi bị PCOS là có nhiều lông trên cơ thể, khó khăn trong việc thụ thai, tăng cân, kinh nguyệt không đều và rụng tóc.

Phòng tránh: Nên bổ sung vitamin C, sắt và đi khám sớm.

Mụn ở cằm

Hầu hết những người thấy mụn xuất hiện ở cằm đều có vấn đề về nội tiết. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng tin rằng, đó là do hóa chất trong sơn móng tay (vì phụ nữ có xu hướng chạm móng tay vào cằm nhiều nhưng không hề biết).

Phòng tránh: Nếu nguyên nhân là do nội tiết tố thì bạn nên đi khám. Còn nếu là do hóa chất của sơn móng tay thì chị em nên hạn chế tiếp xúc móng tay với cằm hoặc bất kỳ vị trí nào trên mặt.

Mụn ở cổ

Rất ít người nhận ra rằng dầu gội có thể là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mụn ở đầu, cổ, gáy... Các chất bảo quản và hương liệu trong dầu gội có thể gây kích ứng da.

 Điều trị mụn ở nhiều vị trí trên cơ thể

Các chất bảo quản và hương liệu trong dầu gội có thể gây mụn.

Phòng tránh: Nên sử dụng dầu gội thiên nhiên, ít hóa chất.

Để điều trị mụn, hiện nay, nhiều bác sĩ và các bạn trẻ đang tin tưởng sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ lên cơ quan nội tạng. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là kem thảo dược bôi ngoài da. Sản phẩm có thành phần chính là neem (còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu hay sầu đâu ăn gỏi) với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn gây mụn propionibacterium acnes… kết hợp cùng các dược liệu có tác dụng nhanh liền sẹo, thu nhỏ ổ loét như: lô hội, sài đất, ba chạc, hoàng liên… giúp điều trị các loại mụn dạng viêm như mụn mủ, mụn nang, đinh râu, chốc, lở… và dạng không viêm như mụn trứng cá đầu đen, đầu trắng ở các vị trí khác nhau trên cơ thể; sản phẩm còn giúp làm mờ sẹo, giảm thâm nám và không gây tác dụng phụ, phòng ngừa mụn tái phát.


Hà An 

Bình luận