Các bệnh ngoài da có vẩy bao gồm: Vẩy nến, á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng…là những bệnh mạn tính thường gặp có liên quan đến cơ chế tự miễn (rối loạn đáp ứng miễn dịch biểu hiện trên da). Triệu chứng chung của nhóm bệnh này là hình thành những mảng bám (vẩy) trên da do rối loạn chu trình tế bào biểu bì. Đây là một bệnh đến nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn và việc sử dụng sản phẩm thiên nhiên an toàn ít tác dụng phụ giúp hỗ trợ điều trị và kéo dài thời gian tái phát.

Bệnh vảy nến (Psoriasis) là một bệnh da mạn tính, biểu hiện chủ yếu là tăng sinh (nhanh hơn bình thường tới 8 lần) và rút ngắn (12 lần) chu kỳ tế bào da với đặc trưng là thương tổn da, hình thành các dát đỏ có vảy trắng phủ trên bề mặt, vảy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến vì vậy có tên gọi là “vảy nến”. Tiếp đến bệnh gây thương tổn móng. Có khoảng 30% - 40% bệnh nhân vảy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng.

Thể tiếp theo của bệnh vảy da là Eczema  (viêm da cơ địa, chàm). Bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính, rất hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “ngứa-gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Trong khi đó, vảy cá (Ichthyosis Vulgaris) là tình trạng rối loạn sừng hóa, đặc trưng bởi những vảy khô, hình vuông góc giống như mặt lát bị vỡ, những mảng này thường xuất hiện chủ yếu ở tứ chi. Ngoài ra còn có các thể bệnh như á sừng, vảy phấn trắng, vảy phấn hồng với các thương tổn được biết đến nhẹ hơn… Tất cả các bệnh vẩy da đều có đặc trưng là tăng sinh tế bào sừng, viêm, ngứa. Việc điều trị các thương tổn ngoài da của vảy nến, á sừng, vảy cá, vảy phấn trắng, vảy phấn hồng cần

-  Ức chế quá trình tăng sinh, rút ngắn tế bào biểu bì

-  Giữ ẩm cho da, đẩy nhanh quá trình tái tạo da

-   Làm mềm, mịn da, chống viêm, chống ngứa

Để đi tìm hoạt chất có đầy đủ tác dụng trên người ta đã tìm đến với tác dụng kháng sinh tuyệt vời của Chitosan từ vỏ tôm. Kể từ khi phát hiện ra chitosan khoảng 200 năm trước đây, chitosan như một loại polymer tự nhiên cation, đã được sử dụng rộng rãi như một loại băng vết thương tại chỗ nhờ tác dụng để cầm máu hiệu quả của nó, kích thích liền vết thương, kháng sinh, không độc hại.  Chitosan có thể được sử dụng để phòng và điều trị vết thương và tránh nhiễm trùng không chỉ vì tính chất kháng khuẩn nội tại của nó, mà còn nhờ khả năng cung cấp các kháng sinh bên ngoài vào vết thương. Nó cũng có thể được sử dụng như một phương tiện vận chuyển thuốc phóng thích chậm cho yếu tố tăng trưởng để cải thiện lành vết thương, đặc biệt vết thương sâu như bỏng. Đối với các bệnh vẩy da, khi chitosan phối hợp với các thành phần khác như MSM (Methylsulfonylmethane)- hợp chất Sulfat hữu cơ tự nhiên, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi tạo nên một loại kem thảo dược thì chitosan giúp điều chỉnh phân bố dược chất, ổn định PH, chất dẫn dược chất đến đích tác dụng, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn, mịn, bảo vệ da tránh các tác động có hại từ môi trường.

Nhiều bệnh nhân bị các bệnh vẩy da nói trên sau khi dùng khoảng 2 tuần đến 1 tháng đã thấy da trơn mịn, tác dụng ức chế sự chết của tế bào da thấy rõ. Các chuyên gia cho biết, ngoài tác dụng quan trọng của chitosan trong giúp làn da khỏe trở lại thì cao phá cố chỉ cũng giúp ức chế rút ngắn chu kỳ tế bào, làm bạt sừng; cao lá sòi, MSM giúp giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương; cao ba chạc chống viêm, chống dị ứng.   hiện nay được xem là công thức được thiết kế chuyên biệt giúp loại bỏ vảy da ở những bệnh: Vảy nến, á sừng, vảy cá, vảy phấn trắng, vảy phấn hồng, vảy cám…đồng thời giúp da mịn, trở về trạng thái tự nhiên, ngăn chặn các bệnh vảy da tái phát.

BOX SẢN PHẨM EPL.jpg

Bình luận