Vẩy nến là nỗi ám ảnh của không ít bệnh nhân do sự tồn tại dai dẳng của những mảng vẩy bám trên da. Bệnh ít gây đau đớn nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra vẩy nến, nhưng các nhà khoa học cho rằng, chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến sự bùng phát của bệnh.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc vẩy nến. Bệnh tiến triển từng đợt và dai dẳng suốt đời. Trong đó, vẩy nến vùng da đầu được cho là hay gặp hơn cả. Đến nay, chưa có phương pháp nào có thể điều trị triệt để vẩy nến, nên người bệnh cần xác định “chung sống hòa bình” với bệnh đến suốt đời. Bên cạnh việc dùng thuốc thì một chế độ ăn hợp lý cũng sẽ giúp giảm nhẹ các dấu hiệu của vẩy nến.

Người mắc bệnh vẩy nến nên ăn uống ra sao?

Các nhà khoa học cho rằng, bệnh vẩy nến có tính di truyền và cơ chế tự miễn dịch. Ngoài ra, một số yếu tố sau có thể khiến bệnh bùng phát hoặc diễn tiến dai dẳng, đó là: nhiễm khuẩn, stress, rối loạn nội tiết, khí hậu, nghiện bia, rượu, thuốc lá,...

Nếu người bệnh áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, phân bố thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học thì sẽ cho hiệu quả tốt đối với việc điều trị vẩy nến.

Người bệnh vẩy nến nên ăn các thực phẩm sau:

Các loại cá biển: Trong một số loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá basa... có chứa nhiều omega-3, rất tốt cho bệnh vẩy nến. Do đó, người bệnh nên dùng dùng 150g cá biển mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị vẩy nến.

 

Cá biển được xem là thực phẩm tốt cho bệnh vẩy nến

Những loại rau, củ, quả (bơ, cà rốt, xoài) có nhiều beta-caroten giúp bảo vệ cấu trúc da.

Ngao, sò: Trong ngao, sò chứa nhiều kẽm- là khoáng chất vô cùng cần thiết cho da và giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Do vậy, người bị vẩy nến cần lưu ý bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của mình. Đây sẽ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho người mắc vẩy nến.

Vừng đen: Dầu béo có trong vừng đen cung cấp vitamin E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da, nên các món ăn chế biến từ vừng đen đều có tác dụng tốt đối với bệnh vẩy nến.

Cải xanh: Cải xanh chứa nhiều acid folic có vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Nếu bổ sung cải xanh trong bữa ăn hàng ngày, sẽ cung cấp lượng acid folic thiết yếu, có lợi cho những người mắc vẩy nến.

Người bệnh vẩy nến nên tránh những loại thực phẩm sau:

Những món ăn lạ dễ gây dị ứng thì người bệnh vẩy nến cần tránh. Ngoài ra, một số thực phẩm đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như xúc xích, đồ hộp, thịt muối, thịt chiên, mì tôm,... cũng cần được hạn chế. Đối với đồ uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia, trà,… người bị vẩy nến cũng nên tránh dùng.

Thùy An 

BOX SẢN PHẨM EPL.jpg

Bình luận