Nghiên cứu tác dụng kháng sinh của cây sài đất
Sài đất còn có tên húng trám vì khi vò cây có mùi trám và được một số nơi dùng nó ăn sống như ăn rau húng. Người ta còn gọi là ngổ núi vì cây giống cây rau ngổ lại mọc hoang trong núi. Tên cúc nháp hay cúc giáp vì hoa giống hoa cúc, lá và thân lại nham nháp.
Cây sài đất đã được T. R. Govindadiari, K. Nagarajan nghiên cứu từ nâm 1956 và đã lấy được từ lá rã một chất lacton gọi là wedelolacton C16H10C7 với ty lệ 0,05%. Các tác giả cũng đã đưa ra dược công thức khai triển (theo W.Karrer 1958). Trọng lượng phân tử 314,2. Độ chảy 242-244°C (triaxeiat).
Theo cấu trúc wedelolacton vừa là một favonoit vừa là một cumarin.
Theo sự nghiên cứu của Bộ môn được liệu trường Đại học dược Hà Nội, trong sài đất cố tinh dầu, rất nhiều muối vô cơ. Hoạt chất cho đến nay văn chưa xác định được
Theo bản cáo của bệnh viện Bắc Giang làm 1961, tác dụng kháng sinh của sài đất trong ống nghiệm rất thấp: Không thấy tác dụng với Plexneri. vòng vô khuẩn đối với cầu trùng Staphylococcus 0,3cm, với hạch cầu trùng 0,2cm, với Liên cầu trùng Streptococcus 0,1 cm với Typhi 0,lcm. Trên lâm sàng, ngược lại sài đất biểu hiện 2 tác dụng rõ rệt: Giảm đau. Giảm sốt và kháng sinh rõ rệt, không thấy độc tính.
Năm 1966, theo dõi 21 trường hợp viêm nhiễm trùng phần mềm (viêm tấy tỏa lan hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh, phần lớn có sốt), bệnh xá Ngô Quyền Hải Phòng chỉ dùng sài đất giã nát đắp lên chỗ viêm, không cho uống và cũng không cho một thứ thuốc nào khác đã đi tới kết luận là tác dụng chống viêm của sài đấi rất rõ rệt, những hiện tượng sưng nóng đỏ đau dần dần biến mất nhưng lá sài đất không có tác dụng đối với những trạng thái viêm đã chuyển sang giai đoạn mưng mù, áp xe hóa (Sức khỏe,8-1966).
Nghiên cứu tác dụng kháng sinh của cây sài đất
Nhân dân Bấc Ninh,Bấc Giang và nhiều nơi khác vẫn dùng cày sài đất ăn sống như rau với thịt hay cá, Một số nơi khác dùng sài đất tắm trị rôm sảy hoặc uống phòng chạy sởi, chữa báng, sốt rét.
Từ cuối năm 1961, bệnh viện Bắc Giang đã sử dụng điều trị có kết quả mọi trường hợp viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, ở răng, vú, sưng bắp chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt V.V.... Hiện nay việc sử dụng sài đất được phổ biến rộng rãi, có nơi dã dùng sài đất chữa viêm bàng quang cũng có kết quả tốt.
Có thể dùng tươi hay khô. Nhung cho đến nay những người dùng thường cho tươi tốt hơn khô. Cây thu hái vào mùa hè tốt hơn thu hái vào nhũng mùa khác (Phân viện 9). Tuy nhiên còn cần theo dõi nhiều hơn nữa mới có thể đi tới kết luận chắc chắn.
Dùng cây tươi: Ngày uống 100 g, giã cây tuơi với ít muối ăn, thêm 100ml nước đun sôi để nguội. Vắt lấy nước chia làm 1 hay 2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi sưng đau.
Có thể giã nát, vắt lấy nước cô đặc thành cao dùng dán. Cao này bảo quản không bị mốc hỏng.
Dùng cây khô: Ngày dùng 50g thêm nửa lít nước, sắc và cô cho đến khi còn 200ml, chia 1 hay 2 lần uống trong ngày. Thời gian điều trị chừng 1-2 ngày, nhiều nhất tới 5-7 ngày.
Hà Anh
Bình luận