Rạn da thường gặp ở đối tượng nào?
Theo PGS.TS Trần Hậu Khang - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương rạn da thường xảy ra do tăng cân quá mức trong một thời gian ngắn, khiến da không kịp phát triển để thích nghi. Mô liên kết dưới da bị căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết lõm dài, nhiều nhánh trông như rễ cây. Lúc đầu, các vết rạn có màu đỏ, tía, có thể kèm theo ngứa râm ran…
Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu như bụng, mặt trong đùi, bẹn, mông... Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nó lại làm mất đi vẻ đẹp cơ thể và gây ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của chị em phụ nữ
Đối tượng nào có nguy cơ bị rạn da.
Đối phụ nữ mang thai: Từ tháng thứ 6 trở đi thai nhi phát triển nhanh làm cho da của các bà mẹ phát triển không kịp thích nghi. Da giãn trong thời gian dài, da mất sự đàn hồi do bị gãy, đứt các tổ chức liên kết cấu tạo bởi các sợi collagen và elastin, hậu quả là rạn da. Đặc biệt rạn da tăng lên khi mang thai lớn tuổi từ tuổi 35 trở đi.
Khi các hoóc môn trong cơ thể thay đổi quá nhanh như phụ nữ mang thai hoặc dùng thuốc chứa tránh thai, hay thuốc hormon khácđiều trị kéo dài) không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da, khiến cho da bị rạn. Dùng các loại thuốc chứa corticoid dài ngày cũng có thể gây rạn da.
Rạn da hay gặp ở phụ nữ mang thai
Ngoài ra đối tượng béo phì cũng có nguy cơ cao rạn da khi giảm cân nhanh chóng. Do Da chúng ta có tính đàn hồi, khi béo phì lượng mỡ sẽ tích tụ dưới da nhiều khiến da sẽ căng ra để phù hợp với lượng mỡ thừa đó. Khi bạn giảm đột ngột một trọng lượng đáng kể da bạn sẽ không đủ thời gian để co lại kịp nên sẽ xảy ra tình trạng da bị nhăn và rạn da là kết quả của sự đứt gãy các sợi collagen dưới da
Một số thanh niên, thiếu nữ dậy thì mà cơ thể phát triển quá nhanh cũng dễ bị rạn da hơn những người khác. Và những đối tượng có yếu tố di truyền như da yếu hay mẹ có tiền sử rạn da khi mang thai thì còn cái cũng rất dễ mắc phải.
Làm thế nào để điều trị và phòng tránh rạn da
Đối rạn da sử dụng các phương pháp thẩm mỹ viện là chiếu laser, CO2, IPL... làm hết vết rạn thì cũng không đáng tin. Kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể, bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp trung bì không thể mài tới được. Trường hợp mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám.
Tuy nhiên có thể làm mờ vết rạn bằng các loại thuốc bôi có chứa tretinoin, lécithine, các dầu thiên nhiên, các vitamine C, E... và việc dùng thuốc ngay khi các vết rạn mới xuất hiện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Và đặc biệt hiện nay người ta đã tim ra được loại thành phần giúp da căng mịn và làm mờ vết rạn da đó chính là Silica tự nhiên được chiết xuất từ cao lá tre. Silica đóng vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng, tái tạo mô liên kết của làn da. Thứ nhất, silica là một trong những thành phần của coenzyme – chất xúc tác trong quá trình tổng hợp các protid của mô liên kết, vì vậy khi cung cấp silica cho làn da sẽ làm tăng hàm lượng collagen tự nhiên và đảm bảo cho làn da được căng mịn, săn chắc. Thứ hai, silica giúp cho collagen cũng như các glycosaminoglycans của mô liên kết bền vững hơn. Thứ ba, silica trực tiếp tham gia vào cấu thành mô liên kết và còn giúp chống oxy hóa, giữ ẩm cho da rất tốt. Và đây là thành phần chính của sản phẩm kem bôi ngừa nhăn da và rạn da Babolica.
Để phòng rạn da bằng cách: kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp cơ bắp săn chắc. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Ăn các thức ăn có chứa nhiều protein giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây chín vì loại thực phẩm này là nguồn cung cấp carotinit, các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể rất cần cho da mịn màng dẻo dai. Phụ nữ có thai nên sử dụng Babolica từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi để hạn chế tình trạng rạn da.
Bình luận