Hầu hết mọi người đều có suy nghĩ “căm thù” sắc tố melanin vì cho rằng, nó chính là nguyên nhân gây nám da; chúng khiến da trở nên xấu xí, đen sạm,… dẫn tới những cách điều trị sai lầm. Chị em loay hoay tìm mọi cách với hy vọng sẽ “tẩy chay”được tình trạng nám, sạm,… giúp cải thiện làn da trở nên đẹp, căng mịn nhưng sự thật lại khiến nhiều người đau đầu, thất vọng. Để giúp da đẹp hơn, bạn đừng bỏ lỡ nội dung bài viết này nhé!

Sai lầm khi nghĩ melanin là nguyên nhân gây nám da

Nhiều chị em cho rằng, nguyên nhân gây nám da là do sự sản sinh, gia tăng quá mức của sắc tố melanin dưới da, khiến cho da bị nám, nên thường tìm cho mình những biện pháp có tác dụng ức chế, “triệt tiêu” melanin vì nghĩ làm như vậy, da sẽ trở nên trắng sáng, mịn màng hơn.

Thực tế cách suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Điều đó không những không làm da trở nên đẹp hơn mà còn hủy hoại da một cách kinh khủng, đưa làn da của bạn tới gần với ung thư hơn. Tại sao lại như vậy?

 nam-da-noi-am-anh-cua-chi-em-phu-nu

Nám da – nỗi “ám ảnh” của chị em phụ nữ

Thực chất, nám da hình thành chủ yếu là do quá trình lão hóa da, cộng thêm các tác động xấu từ môi trường như: Ô nhiễm không khí, nắng, gió, bụi bẩn,… khiến làn da bị khô, không đủ độ ẩm, thiếu lượng nước để có thể hòa tan các sắc tố melanin trong cơ thể, làn da trở nên kém sáng, hình thành nám da nhanh hơn. Làn da bị lão hóa vì các gốc tự do hoạt động mạnh, làm hỏng các mô liên kết, ảnh hưởng đến  cấu trúc da, gây ra sự tích tụ, phân bố bất thường của melanin và gây nám. Mặt khác, quá trình lão hóa da còn làm cho các mô liên kết dưới da bị đứt gãy, chức năng bảo vệ và nâng đỡ làn da bị suy yếu, khiến da không còn được căng mịn mà trở nên sần sùi, dẫn tới sự phân bố không đồng đều sắc tố melanin. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc xuất hiện nám da.

Bên cạnh đó, các bệnh lý về da như mụn trứng cá, viêm da,... cũng là những nhân tố góp phần làm hỏng tính nguyên vẹn của mô liên kết, từ đó dẫn tới tình trạng nám, sạm da. Rối loạn nội tiết, stress, lạm dụng mỹ phẩm hay các công nghệ làm đẹp thiếu khoa học,… đều sẽ tác động đến sức đề kháng của làn da, gây ra tình trạng nám da.

Phương Thùy

Bình luận