Vẩy nến là bệnh ngoài da có vẩy mạn tính gặp cả ở người lớn và trẻ em. Bệnh vẩy nên gặp ở trẻ em thường nguyên nhân do di truyền . Có tới 1/3 số bệnh nhân bị vẩy nến là trẻ em ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Bệnh gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của trẻ cũng như độ thẩm mỹ, khiến trẻ dễ bị mặc cảm, tự ti và gây nhiều hệ lụy tâm lý cho trẻ . Do đó, cha mẹ cần chú ý và có cách chăm sóc đúng cách cho trẻ bị bệnh vẩy nến. 

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em nhưng nguyên nhân hàng đầu là do di truyền. Nếu gia đình đứa trẻ có người thân đã từng mắc bệnh vảy nến thì nguy cơ đứa trẻ bị nhiễm là rất cao. Hoặc do vi khuẩn streptococcus, và thường xảy ra sau khi bị nhiễm trùng cổ họng.

Biểu hiện của bệnh vảy nến là các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng. Bệnh vẩy nến ở trẻ em có xu hướng ít bong tróc hơn ở người lớn, và có xu hướng màu đỏ tươi và bóng. Khu vực phổ biến nhất của bệnh ở trẻ em các mảng bám trên các vùng khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới, da đầu. Bệnh cũng có thể phát triển ở các khu vực nhạy cảm hơn như mặt, nách, háng…

 Điều trị vẩy nến ở trẻ em

Bệnh vẩy nến ở trẻ em. 

Bệnh vẩy nến ở trẻ em có những biểu hiện ban đầu như bệnh phát ban, nghĩa là có các nốt nhỏ đỏ, các nốt nhỏ vảy có đường kính khoảng 1 cm, xuất hiện trên thân, chân tay và da đầu. Trên các nốt đỏ là các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển.

Điểu trị bệnh vẩy nến ở trẻ em

Khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh vẩy nến, tốt nhất gia đình nên đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa da liễu để được xác định và hướng dẫn cách điều trị phù hợp và kịp thời. Tránh để lâu sẽ làm bệnh phát triển nặng gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp trong uống ngoài bôi hoàn toàn từ thiên nhiên để giảm tác dụng phụ cho trẻ . Tuy nhiên, về cơ bản, cha mẹ cần tuân thủ những điều sau khi chăm sóc cho con khi trẻ bị bệnh vẩy nến.

- Cho trẻ mặc quần áo, đồ lót thoáng mát. Phòng ngủ của trẻ phải được thoáng mát, sạch sẽ. 

- Thông báo cho giáo viên để thầy cô giáo có biện pháp giúp trẻ hòa nhập với các bạn trong lớp. Nên để giáo viên và các bạn trong lớp của trẻ hiểu rằng, vẩy nến không phải là một bệnh truyền nhiễm nên không sợ bị lây lan. 

- Thiết lập thói quen dùng thuốc điều trị cho trẻ như các loại thuốc bôi ngoài da hàng ngày, kem dưỡng ẩm để làm dịu vùng da sần sùi do bị bệnh.

- Cha mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ: cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, hạn chế thịt, sữa, các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Để trẻ thoải mái chơi các trờ chơi yêu thích.

- Thường xuyên nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày để tránh bệnh tái phát.

BOX SẢN PHẨM EPL.jpg

Bình luận