Nhiều người thường chủ quan với bệnh tay chân miệng ở người lớn bởi họ nghĩ rằng, bệnh này chỉ có thể xảy ra ở trẻ nhỏ - Khái niệm này hoàn toàn sai. Như chúng ta đã biết, tay chân miệng là bệnh ngoài da do virus tấn công, nên bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi chứ không riêng gì trẻ nhỏ. Thậm chí, khi người lớn nhiễm bệnh sẽ dễ gặp nguy hiểm hơn trẻ nhỏ. Để tìm hiểu rõ về những thắc mắc xung quanh bệnh này, mời bạn cùng spaphar.com tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng ở người lớn lây như thế nào?

Cơ thể người lớn vốn có sức đề kháng mạnh hơn nên thường ít mắc bệnh tay chân miệng, tuy nhiên, trường hợp người lớn nhiễm bệnh như đã nói ở trên sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với  trẻ nhỏ. Virus gây bệnh tay chân miệng được lan truyền do tiếp xúc với nước bọt, phân, dịch mũi của người bị nhiễm bệnh.

 Hình ảnh virus gây bệnh tay chân miệng

Hình ảnh virus gây bệnh tay chân miệng

Bên cạnh đó, có những người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cũng có thể dương tính với virus gây bệnh là Enterovirus và Enterovirus 71. Tuy nhiên, lại không biểu hiện ra bên ngoài và từ đó dễ mang mầm bệnh đi xa hơn.

Mỗi năm, tại thời điểm bùng phát dịch tay chân miệng, các bệnh viện trên cả nước lại ghi nhận vài trường hợp người lớn mắc bệnh. Năm 2016, tại ĐH Florida (Mỹ) ghi nhận 12 ca mắc tay chân miệng, cho thấy bệnh này hoàn toàn có thể lây lan giữa những người ở độ tuổi trưởng thành.

>>> Xem thêm: Tay chân miệng và 3 nguyên tắc phòng bệnh hiệu quả

Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở người lớn

Bệnh tay chân miệng ở người lớn cũng có dấu hiệu giống như ở trẻ nhỏ: Các triệu chứng sớm như sốt, ho, đau bụng, chán ăn. Sau thời gian ủ bệnh thì quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đùi,… có thể thấy mụn nước vỡ, loét, lan rộng.

 Mụn nước – Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng

Mụn nước – Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng

Giai đoạn nặng, người lớn nhiễm bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện:

- Khó chịu, choáng váng, buồn nôn dai dẳng: Người bệnh lúc này cảm thấy trong người rất khó chịu, miệng bị xót do những nốt mụn trong miệng vỡ ra. Thời điểm này do nhiễm độc thần kinh, bạn sẽ gặp phải hiện tượng mất ngủ hoặc ngủ gà, không sâu giấc, dễ giật mình,… gây suy nhược cơ thể.

- Sốt cao không hạ: Khi nhiễm virus tay chân miệng ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái sốt cao 38,5 – 40 độ C kéo dài hơn 48 giờ, hôn mê và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn, đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Bạn cần chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi người bệnh đang thức.

>>> Xem thêm: Cách chữa bệnh tay chân miệng hiệu quả bằng 4 loại tinh dầu

Biến chứng bệnh tay chân miệng ở người lớn

Thông thường, bệnh tay chân miệng có thể chăm sóc tại nhà và ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, có những triệu chứng là dấu hiệu cảnh báo một diễn biến nguy hiểm của bệnh, ví dụ như: Sốt cao trên 39 độ không hạ và kéo dài; buồn nôn nhiều lần trong ngày; run chân tay, mất thăng bằng; hay giật mình và khó thở;…

 Bệnh tay chân miệng ở người lớn dễ gây biến chứng viêm màng não

Bệnh tay chân miệng ở người lớn dễ gây biến chứng viêm màng não

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng lúc này có thể là viêm màng não, viêm tim hay viêm phổi, trường hợp bệnh chuyển biến nặng mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở mọi lứa tuổi hiện nay là:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chế biến, ăn uống, trước và sau khi bế hay vệ sinh cho trẻ.

    Vệ sinh sạch sẽ là cách phòng bệnh tay chân miệng

Vệ sinh sạch sẽ là cách phòng bệnh tay chân miệng

- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là đồ chơi trẻ hay chơi, các vị trí như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, mặt bàn...

- Không sử dụng chung vật dụng ăn uống, nên tráng nước sôi trước khi sử dụng, không cho trẻ ăn bốc mút, không mớm thức ăn cho trẻ.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, nước bọt hay chất thải của người bệnh.

- Uống nhiều nước, ăn hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

>>> Xem thêm: Bí quyết chữa nhanh bệnh tay chân miệng là đây

Bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích xung quanh vấn đề bệnh tay chân miệng ở người lớn. Hy vọng sau bài viết này bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc phòng tránh, xử lý bệnh tay chân miệng hiệu quả.

Duy Khang

Bình luận