Cách chữa trị bệnh chàm khô tại nhà là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm tìm hiểu. Nhiều bệnh nhân chia sẻ rằng, họ đã cải thiện được sức khỏe sau khi sử dụng phương pháp đó. Vì thế, bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách áp dụng, từ đó nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, mềm mại nhé!

Bệnh chàm khô là gì?

Chàm khô là bệnh lý xảy ra do hiện tượng sừng hóa khiến da bị cứng lại và không đủ mềm mại để thực hiện các động tác của cơ thể. Khi đó, các hoạt động của cơ thể kéo căng da sẽ khiến lớp sừng này bị nứt ra, mưng mủ, chảy máu. 

Đây là bệnh khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em với những tổn thương thường gặp ở da đầu, tay, chân. Nếu điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ được kiểm soát. Nếu không, bệnh có xu hướng trở thành mạn tính và dễ tái phát trở lại.

 Chàm khô khiến da sần sùi, bong tróc

Chàm khô khiến da sần sùi, bong tróc

Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh chàm khô như: Bôi kem dưỡng ẩm, dùng thuốc có chứa thành phần hydrocortisone, thuốc corticosteroids, thuốc kháng histamin, thuốc sát trùng, kháng sinh bôi ngoài da,... Tuy nhiên, chữa chàm khô tại nhà với thảo dược là phương pháp được nhiều người áp dụng do tính an toàn và rẻ tiền.

>>> Xem thêm: Bị chàm da có lây không?

Cách chữa trị bệnh chàm khô tại nhà cực hiệu quả

Cách chữa trị bệnh chàm khô tại nhà với thảo dược thường được áp dụng để điều trị hỗ trợ thuốc tây y. Khi bệnh còn đang ở mức độ nhẹ thì các phương pháp này được đánh giá cao. Một số cách hay được sử dụng là:

Dưa leo

Dưa leo đem lại hiệu quả giảm viêm, đau, ngăn chặn triệu chứng ngứa do chàm khô gây ra. Kiên trì sử dụng dưa leo trong 1 tháng, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm đi.

Thực hiện:

- Rửa sạch dưa leo, ngâm nước muối để sát khuẩn.

- Thái lát mỏng, bỏ ngăn mát tủ lạnh.

- Sau 2 giờ, lấy dưa leo khỏi tủ, đắp lên vùng da bị chàm khô (da đã được vệ sinh sạch, lau khô) từ 10 - 15 phút.

- Sau khi đắp xong, rửa sạch vùng da bị chàm với nước ấm, rồi dùng khăn khô lau. Ngày làm 3 - 4 lần.

Trầu không

Trầu không có chứa các chất kháng sinh thực vật, đem lại hiệu quả sát khuẩn. Ngoài ra, nước sắc từ lá trầu có tác dụng làm dịu các vết thương, giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy.

 Lá trầu không tốt cho người bị chàm khô

Lá trầu không tốt cho người bị chàm khô

Thực hiện:

Hái khoảng 5 - 6 lá trầu không, rửa sạch, ngâm muối. Sau một khoảng thời gian, vớt ra, đun sôi với nước sạch trong vòng 10 - 15 phút. Ngâm vùng da bị chàm khô vào nước đã đun sôi để nguội trong 15 - 30 phút. Ngày thực hiện 1 lần.

Lá trà xanh 

Trà xanh giúp thanh nhiệt, giải độc, đẩy lùi những khó chịu do bệnh chàm khô gây ra. Bên cạnh đó, các chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp bảo vệ da khỏi những tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.

Thực hiện:

- Rửa sạch lá trà, ngâm muối trong khoảng 15 phút để sát khuẩn.

- Đun sôi lá trà đã ngâm với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 15 phút.

- Để nguội nước trà và dùng để tắm hoặc vệ sinh lại vùng da. 

- Áp dụng đều đặn mỗi ngày để có hiệu quả tốt.

 Một điều cần lưu ý khi sử dụng các biện pháp nói trên đó là bạn cần vệ sinh da sạch sẽ, lau khô trước khi thoa, ngâm, đắp để tránh hiện tượng nhiễm trùng tại vùng da bị tổn thương. Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc tây y và thực hiện các thói quen chăm sóc da tại nhà thì xu hướng sử dụng các biện pháp trên cũng đem lại những hiệu quả khá tích cực.

>>> Xem thêm: Viêm da cơ địa phải làm sao?

Bình luận