Bệnh thủy đậu ở trẻ em rất dễ lây lan, có thể bùng phát thành dịch và đôi khi gây ra các biến chứng nguy hiểm, nhất là khi không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này và thắc mắc không biết cách cải thiện hiệu quả thì hãy dành ngay 3 phút để tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!

Thủy đậu ở trẻ em là gì?

Bệnh thủy đậu do virus Varicella - Zoster gây ra và có khả năng lây nhiễm nhanh chóng. Có rất nhiều yếu tố tác động tới quá trình nhiễm virus thủy đậu, cụ thể như:

- Khí hậu: Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.

- Do tiếp xúc và hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh.

- Do sử dụng chung đồ dùng cá nhân hay vô tình chạm phải vật dụng của người bệnh.

 Thủy đậu là căn bệnh dễ lây lan

Thủy đậu là căn bệnh dễ lây lan

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây các bệnh ngoài da do virus như thủy đậu, nhưng nguyên nhân sâu xa là do hệ miễn dịch suy yếu (sức đề kháng kém), từ đó khiến cơ thể không đủ sức chống đỡ với những virus, vi khuẩn có hại.

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thông thường, thủy đậu phát triển qua 3 giai đoạn chính kèm theo các triệu chứng điển hình như:

- Giai đoạn 1: Trẻ sốt cao trên 38 độ C, người mệt mỏi, quấy khóc không chịu chơi, biếng ăn.

- Giai đoạn 2: Phát ban toàn thân (sau 12 – 24 giờ nhiễm bệnh); Các nốt ban nhỏ phát triển thành những nốt mụn nước và bên trong có chứa chất dịch lỏng; Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy trên da…

Trong giai đoạn này, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ giảm được nguy hiểm cho trẻ. Nếu không biết cách chăm sóc, các nốt mụn có thể vỡ ra, gây bội nhiễm và xuất huyết da. Trường hợp nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm.

 Phần lớn đối tượng bị thủy đậu là trẻ em 

Phần lớn đối tượng bị thủy đậu là trẻ em

- Giai đoạn 3: Sau khi trải qua các giai đoạn trên mà trẻ được chữa trị kịp thời thì các nốt mụn sẽ se lại, bong vảy và sức khỏe dần hồi phục. Nhưng khi khỏi bệnh, tình trạng sẹo lồi, lõm thâm đen, da rỗ “như tổ ong bầu” là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, trong giai đoạn này, nguy cơ xảy ra biến chứng như: Nhiễm trùng, xuất huyết da, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não,… là rất lớn.

Điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị thủy đậu mà chỉ có các loại thuốc bôi và một số biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng ở bệnh này. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em sau đây:

Làm sạch da và vệ sinh thân thể cho trẻ

Nếu muốn bệnh thủy đậu nhanh khỏi, việc đầu tiên là phải cho trẻ nằm nghỉ ở phòng thoáng mát, sạch sẽ, đặc biệt cần phải cách ly trẻ để không truyền bệnh cho người khác cũng như giảm nguy cơ nhiễm lạnh do cơ thể còn yếu. 

Nên cắt ngắn móng tay và giữ tay trẻ luôn được sạch sẽ. Cha mẹ có thể đeo bao tay vải mỏng cho trẻ để tránh gãi làm vỡ các mụn nước gây lở loét, nhiễm trùng.

Hàng ngày, nên vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm cùng với dung dịch sát khuẩn. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, bị thủy đậu thì không được tắm nhưng đó là quan điểm không đúng. Đã có nhiều trường hợp bị biến chứng viêm da bội nhiễm và nặng hơn là nhiễm trùng huyết chỉ vì không giữ vệ sinh tốt. Do vậy, hãy tắm hoặc lau người thật sạch cho trẻ nhưng lưu ý, trong quá trình tắm cần nhẹ nhàng, không được chà xát mạnh để tránh làm vỡ các mụn nước.

Thường xuyên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ để loại bỏ các vi khuẩn. 

 Nên cắt móng tay cho bé để tránh làm vỡ các mụn nước khi bị thủy đậu 

Nên cắt móng tay cho bé để tránh làm vỡ các mụn nước khi bị thủy đậu

Sử dụng thuốc bôi thủy đậu Xanh methylen

Xanh methylen là loại thuốc thủy đậu được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này sẽ khiến cơ thể nhem nhuốc mất thẩm mỹ, đặc biệt rất khó lau sạch. Và chỉ sử dụng nó sau khi các vết mụn đã vỡ ra.

Xanh methylen cũng có tính sát khuẩn và khả năng tái tạo da nên sẽ giúp loại bỏ các vết sẹo do mụn nước gây ra. Tuy nhiên, khi bôi có thể xảy ra hiện tượng xót nên cha mẹ cần lưu ý.

 

Hoài Anh

Bình luận