Khi bị thủy đậu - phải làm sao để bảo vệ cơ thể? TÌM HIỂU NGAY
Thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm dài ngày tạo điều kiện cho các “bệnh cơ hội” như thủy đậu dễ dàng bùng phát. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy, phải làm sao để khắc phục bệnh thủy đậu nhanh chóng và an toàn? Mời bạn tham khảo ngay nội dung sau đây.
Thủy đậu là bệnh gì?
Thủy đậu là một trong những bệnh ngoài da do virus phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, trong đó có Việt Nam. Độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đây là bệnh ngoài da cấp tính do nhiễm một loại virus có tên là Varicella Zoster. Chúng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, khi hít phải, hoặc vô tình chạm vào những đồ vật, bề mặt dính giọt bắn từ đường hô hấp chứa virus hay chất dịch từ các nốt phỏng,... Do đó, chúng có khả năng bùng phát thành dịch nhanh chóng nếu các trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo nghiên cứu, nếu chưa từng mắc thủy đậu mà vô tình tiếp xúc với người mang nguồn bệnh thì khả năng nhiễm thủy đậu lên đến 90%.
Bệnh thủy đậu do virus gây nên
>> Xem thêm: 5 triệu chứng bệnh tay, chân, miệng ở trẻ không thể bỏ qua
Triệu chứng của bệnh thủy đậu là gì?
Trên thực tế, sau khoảng 14 - 16 ngày ủ bệnh, các triệu chứng của bệnh thủy đậu sẽ bùng phát, với những biểu hiện đặc trưng sau đây:
- Ban đầu thường bị sốt nhẹ 37 – 38oC, đôi khi lên đến 39 - 40oC.
- Đau họng, đau đầu, người mệt mỏi.
- Xuất hiện đốm phát ban và nốt phỏng trên da. Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó tăng dần mật độ và bắt đầu hình thành bọng nước. Chúng có thể mọc khắp trên bề mặt da và cả trong niêm mạc miệng, mũi.
- Các nốt phỏng ban đầu sẽ có màu trắng, sau đó chuyển sang màu đục, ngà vàng.
- Ngứa ngáy, khó chịu rải rác khắp cơ thể, nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc. Điều này có thể khiến nốt phỏng bị vỡ và lan rộng các tổn thương.
- Sau khoảng 7 - 10 ngày, các bọng nước sẽ tự vỡ ra, đóng vảy và dần hồi phục. Tuy nhiên, chúng dễ để lại những vết lõm trên da nếu không áp dụng sớm các biện pháp trị sẹo.
Mụn nước thủy đậu xuất hiện trên da
>> Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?
Thủy đậu không phải là bệnh quá nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, một số trường hợp tình trạng diễn biến nghiêm trọng, có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe:
- Các nốt mụn phỏng trong bệnh thủy đậu bị vỡ, nhiễm khuẩn thứ phát, gây viêm, lở loét da,…
Da dễ bị sẹo lõm sau khi mắc thủy đậu
- Nhiễm trùng huyết có thể xảy ra. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Một số trường hợp, thủy đậu có thể xuất hiện gây biến chứng viêm phổi nặng.
- Biến chứng trên não như: Viêm não, viêm màng não,... với các tình trạng đi kèm như bại liệt, tổn thương hệ thần kinh không hồi phục,... khá hiếm gặp nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và cả tính mạng của người mắc.
- Đối tượng phụ nữ có thai mắc thủy đậu cũng vô cùng nguy hiểm khi trẻ sinh ra rất dễ bị dị dạng hoặc sinh non.
>> Xem thêm: Cách nhận biết bệnh sởi
Cách điều trị bệnh thủy đậu hiện nay
Trong trường hợp bạn không may đang mắc thủy đậu thì việc ngăn ngừa tổn thương lan rộng trên cơ thể là điều rất cần thiết.
Được sử dụng phổ biến nhất là các loại thuốc bôi như: Xanh methylen, thuốc đỏ, thuốc tím,... Đây đều là những chất có khả năng sát khuẩn, làm sạch da, giảm sưng loét. Tuy nhiên, khi bôi lên da gây mất thẩm mỹ, bên cạnh đó, nếu chẳng may dính vào quần áo cũng gây bẩn, khó giặt, một số trường hợp còn có thể bị kích ứng da khi dùng nên bạn cần thận trọng.
Xanh methylen hay được sử dụng khi bị thủy đậu
Ngoài ra, thuốc kháng virus đường uống cũng có thể được lựa chọn nhưng chúng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, độc tính trên thần kinh, tâm thần. Hãy tham khảo kỹ tư vấn từ chuyên gia để tránh những rủi ro về sức khỏe của bạn.
Cùng với đó, bạn nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tổn thương trầm trọng hơn trên da:
- Không gãi hay làm vỡ các nốt mụn nước thủy đậu.
- Hạn chế ăn thực phẩm tanh, đồ thủy hải sản. Bổ sung thức ăn mềm, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước ép hoa quả.
- Giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh sạch sẽ.
- Không nên tới chỗ đông người, hãy ở trong phòng riêng, thoáng khí.
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô ngay để tránh nhiễm khuẩn thứ phát.
- Nếu có biểu hiện sốt trên 38oC thì cần tìm cách hạ sốt (có thể dùng thuốc theo chỉ định).
- Trường hợp tổn thương ngày càng nghiêm trọng, xuất hiện mủ trên da, cần đến cơ sở y tế để được điều trị thích hợp.
>> Xem thêm: Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh - Cha mẹ đừng nhầm với sốt phát ban
Như vây, bệnh thủy đậu sẽ được khắc phục nhanh chóng nếu bạn có biện pháp cải thiện kịp thời.
Thu Hà
Bình luận