Tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay, bởi đây là bệnh xuất hiện khá phổ biến trong độ tuổi này, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con. Vậy cụ thể đây là bệnh lý như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Mời bạn tham khảo ngay thông tin sau đây để có lời giải đáp cụ thể!

Thế nào là tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ?

Theo thống kê, viêm da dị ứng dễ gặp nhất ở đối tượng trẻ sơ sinh (có thể từ 2 - 3 tháng tuổi) và trẻ nhỏ. Vị trí biểu hiện thường ở trán, má, cằm, và ở lứa tuổi lớn hơn, vị trí viêm da trên cơ thể hay gặp nhất ở các vùng da dày, rất ngứa như: Khuỷu chân, khuỷu tay, nách, cổ,...

Các biểu hiện ban đầu thường không quá đặc trưng, có khi chỉ là vài đốm phát ban, khiến da khô rát, đóng vảy. Sau một thời gian, dưới da sẽ xuất hiện các nốt mụn nước, có thể rò dịch. Bên cạnh đó, vì các bé còn khá nhỏ nên hay cào gãi vào các vùng tổn thương, dẫn đến bội nhiễm, gây viêm loét nghiêm trọng hơn. Đồng thời, bệnh dễ tiến triển thành cơn kịch phát do diễn biến rất nhanh và gặp các yếu tố kích thích mạnh.

Ngoài ra, viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ hay tái phát, đặc biệt vào mùa đông khi thời tiết lạnh, hanh khô, bên cạnh đó có khả năng lây lan tới nhiều vị trí trên cơ thể nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Hơn nữa, khi tình trạng này diễn ra dài ngày rất có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm trên thần kinh, ở mắt,...

  Biểu hiện viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ 

Biểu hiện viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ? Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy, sự suy yếu hệ thống miễn dịch chính là tác nhân “gốc rễ”, cùng với đó, một số yếu tố dưới đây có thể khiến tình trạng bệnh diễn biến nhanh chóng và nghiêm trọng hơn, bao gồm:

- Di truyền: Theo thống kê, nếu trong gia đình có bố mẹ đều bị viêm da dị ứng thì tỷ lệ con mắc bệnh lên đến 80%, bên cạnh đó, người thân có tiền sử bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì trẻ cũng có khả năng cao mắc bệnh này.

- Da bé bị xây xước, tổn thương, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại từ môi trường xâm nhập và gây bệnh.

- Mồ hôi, cặn sữa đọng lại trên da của trẻ nhưng chưa được vệ sinh kỹ.

- Khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật,… đều là những tác nhân có thể kích thích khởi phát bệnh.

- Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ nhỏ còn có thể khởi phát do một số bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh dạ dày,...

>> Xem thêm: Thông tin cần biết về viêm da cơ địa

Cách khắc phục viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ hiện nay

Với sự ảnh hưởng trên da và sức khỏe toàn thân của bé, phụ huynh cần chú ý áp dụng ngay các biện pháp kiểm soát biểu hiện cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

- Trước hết, cha mẹ hãy thực hiện các biện pháp vệ sinh da cho trẻ: Dùng loại khăn mềm, mỏng, nhúng vào thau nước ấm và lau nhẹ nhàng trên cơ thể trẻ, tránh làm trầy xước tổn thương.

- Chú ý dưỡng ẩm da cho con: Đây là phương pháp hữu hiệu giúp giảm cơn ngứa ngáy, bứt rứt với tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ. Bạn cần chú ý lựa chọn các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, lành tính, tránh kích ứng làn da mỏng manh của con.

- Kiểm soát các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự tiến triển bệnh: Tránh để con tiếp xúc trực tiếp với môi trường bụi bẩn, chất tẩy rửa, lông thú nuôi, ánh nắng mạnh,...; Lựa chọn quần áo, chăn, gối với chất liệu mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi.

- Bổ sung đa dạng trái cây, rau củ, protein thực vật cho con, vừa giúp con ăn ngon miệng hơn, đồng thời nâng cao sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình hồi phục da cho trẻ.

    Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ giúp ngăn ngừa viêm da dị ứng tiến triển

Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ giúp ngăn ngừa viêm da dị ứng tiến triển

>> Xem thêm: Các loại kem trị viêm da cơ địa hiện nay

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ không khó kiểm soát khi cha mẹ phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục đúng cách. Bên cạnh đó, hãy thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học để bảo vệ làn da của trẻ mỗi ngày, bạn nhé!

Thanh Hà

Bình luận