Viêm da cơ địa nằm trong danh sách những bệnh tự miễn nghiêm trọng nhất hiện nay. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây tổn thương da vĩnh viễn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy triệu chứng cụ thể của viêm da cơ địa là gì? Đâu là giải pháp ngăn chặn tiến triển bệnh, đồng thời phòng ngừa tái phát hiệu quả, an toàn? Mời bạn tham khảo ngay thông tin sau đây!

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều độ tuổi, xảy ra bởi sự rối loạn của hệ thống miễn dịch khi không nhận diện được tác nhân gây hại mà tấn công nhầm các tế bào biểu bì khỏe mạnh của cơ thể, dẫn tới những tổn thương đặc trưng trên da như mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, có thể viêm loét, xuất hiện mủ.

Các triệu chứng cụ thể của bệnh viêm da cơ địa có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào từng trường hợp. Một số biểu hiện thường gặp như:

- Da bị khô, nứt nẻ, có thể bong vảy, đôi khi sưng tấy, trầy xước.

- Ngứa ngáy ở những vùng da tổn thương, tình trạng nghiêm trọng hơn vào ban đêm.

- Các mảng da màu đỏ hoặc nâu xám, thường thấy ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, bên trong nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, ở mặt và trên da đầu cũng dễ xuất hiện.

- Đôi khi có vết sưng nhỏ, nổi lên, rò rỉ dịch lỏng.

Viêm da cơ địa thường bắt đầu trước 5 tuổi và có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên, thậm chí cả khi trưởng thành. Đối với một số người, nó bùng phát định kỳ và sau đó không hề tái phát một thời gian, thậm chí trong vài năm.

 Tình trạng viêm da cơ địa

Tình trạng viêm da cơ địa

>> Xem thêm: Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa

Làn da khỏe mạnh giúp giữ độ ẩm và bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn, chất kích thích và những thành phần gây hại khác. Tuy nhiên, do một số biến đổi trong cơ thể, đặc biệt là sự rối loạn của hệ miễn dịch khiến làn da của bạn mất đi chức năng bảo vệ cơ thể, đồng thời dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài. Bệnh lý này có tính di truyền khá cao, nếu cha mẹ có tiền sử mắc bệnh thì các con cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm hoặc hóa chất cũng làm gia tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa.

 Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân gây nên viêm da cơ địa

Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân gây nên viêm da cơ địa

>> Xem thêm: Các loại kem trị viêm da cơ địa phổ biến

Viêm da cơ địa gây nên những biến chứng nào?

Một số biến chứng thường gặp của viêm da cơ địa bao gồm:

- Hen suyễn và “sốt cỏ khô”: Theo thống kê, hơn một nửa số trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa phát triển thành hen suyễn và “sốt cỏ khô” từ tuổi 13.

- Ngứa mạn tính, bệnh vảy da: Đây là tình trạng được gọi là viêm da thần kinh (lichen simplex mạn tính) bắt đầu với một mảng da ngứa ngáy. Khi gãi khu vực này không giúp cải thiện mà còn làm cho cảm giác ngứa khó chịu hơn. Cuối cùng, bạn có thể cào trên da khiến cho da bị đổi màu, dày lên và sạm đi.

- Nhiễm trùng da: Gãi nhiều lần khiến da dễ bị trầy xước, viêm loét. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ vi khuẩn, virus, nấm bệnh.

- Viêm da cơ địa ở tay: Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến những người có công việc đòi hỏi tay thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa và chất khử trùng.

- Viêm da tiếp xúc: Tình trạng này tương đối phổ biến ở những người bị viêm da cơ địa, nhạy cảm hơn khi chạm vào một tác nhân lạ như: Mỹ phẩm, hóa chất,...

- Vấn đề về giấc ngủ: Tình trạng ngứa ngáy có thể gây nên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém.

 Viêm da cơ địa gây ngứa ngáy

Viêm da cơ địa gây ngứa ngáy

>> Xem thêm: Cách phòng ngừa viêm da cơ địa trong thời tiết hanh khô

Các biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa

Những lời khuyên sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa hàng ngày và tương đối hiệu quả:

- Giữ ẩm cho làn da ít nhất 2 lần trong ngày: Bạn có thể sử dụng các dạng kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ, gel bôi. Hãy lựa chọn một sản phẩm phù hợp với làn da của mình.

- Xác định và tránh các tác nhân làm tình trạng bệnh của bạn trầm trọng hơn. Những yếu tố có thể làm xấu đi phản ứng của da bao gồm: Mồ hôi, căng thẳng, béo phì, xà phòng, chất tẩy rửa, bụi và phấn hoa. Giảm tiếp xúc với các tác nhân này sẽ giúp bạn ngăn ngừa tái phát viêm da cơ địa hiệu quả.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp phải tình trạng bùng phát triệu chứng khi ăn một số loại thực phẩm, bao gồm: Trứng, sữa, đậu nành và lúa mì. Hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia để lựa chọn các loại thực phẩm cho con tốt hơn.

- Tắm trong thời gian ngắn: Bạn nên giới hạn thời gian tắm của mình chỉ từ 10 đến 15 phút, đồng thời sử dụng nước ấm để không gây tổn thương cũng như làm khô da.

- Chỉ sử dụng xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ: Bạn nên chọn các sản phẩm không chứa chất sát khuẩn mạnh, ít mùi hương và bổ sung thành phần làm tăng độ ẩm da tự nhiên.

- Lau khô người cẩn thận: Sau khi tắm xong, nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho da khô bằng khăn mềm và thoa kem dưỡng trong khi da bạn vẫn còn ẩm.

- Bạn cũng nên nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, nên chọn các bộ môn nhẹ nhàng, vừa sức như khí công, yoga,..

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

- Tăng cường rau xanh, trái cây giúp cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất nhằm giảm đau, sưng, viêm và những tổn thương da khác.

 Tập luyện thể dục giúp ngăn ngừa viêm da cơ địa

Tập luyện thể dục giúp ngăn ngừa viêm da cơ địa

>> Xem thêm: Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Nếu bạn hay người thân không may mắc phải bệnh lý này, hãy chú ý các biện pháp chăm sóc da, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất nhé!

Hà Linh

Bình luận