Á sừng là một bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Bệnh khiến da bị khô ráp, nứt nẻ, gây mất thẩm mỹ, thậm chí là dẫn tới nhiễm khuẩn nếu không giữ gìn vệ sinh đúng cách. Vậy làm sao để ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh này?

Bệnh nhân á sừng cần lưu ý gì trong sinh hoạt hàng ngày?

Á sừng không phải là bệnh nguy hại tới tính mạng nhưng lại gây rất nhiều phiền toái trong các sinh hoạt hàng ngày. Vùng da mắc bệnh thường có biểu hiện ngứa, nổi mụn nước vào mùa hè và bị nứt nẻ, có khi chảy máu vào mùa đông. Về nguyên nhân gây căn bệnh này, các chuyên gia vẫn chưa xác định cụ thể nhưng có một số yếu tố thuận lợi như di truyền, ăn ít rau quả, thiếu chất… Đây được xem là bệnh mạn tính nhưng có thể tự khỏi khi thay đổi về nội tiết (tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh…).

Để giảm những khó chịu do căn bệnh này mang lại cũng như ngăn chặn tiến triển nặng hơn, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần lưu ý: không bóc vẩy da, chọc mụn nước, chà sát mạnh… vì có thể làm xây xước lớp sừng, dễ bị nhiễm khuẩn. Hạn chế ngâm rửa tay, chân; tránh sử dụng xà phòng. Tăng cường ăn rau quả tươi, đặc biệt là giá đỗ, cà chua, rau ngót, cam, bưởi, cà rốt…

 Ban-chan-cua-nguoi-bi-a-sung

Bàn chân của người bị á sừng.

Bình luận