Bệnh á sừng đặc trưng với những vùng da khô ráp và nứt nẻ, gây đau đớn. Những phiền toái do á sừng gây ra không chỉ khiến người bệnh khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp, chất lượng sống vì thế cũng giảm sút đáng kể. Vậy làm sao giảm được những phiền toái do căn bệnh này gây ra? Đây là câu hỏi của bất kỳ ai khi mắc á sừng.

Mắc bệnh á sừng, nên ăn gì?

Lý giải về nguyên nhân gây á sừng, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác. Và đến nay, việc chữa trị để bệnh khỏi hoàn toàn vẫn là một khó khăn đối với các bác sĩ chuyên khoa. Do đó, giải pháp tạm thời để ngăn ngừa sự khó chịu và khả năng tái phát của bệnh mà bác sĩ thường áp dụng là dùng thuốc bôi bạt sừng, thuốc kháng sinh…

Bên cạnh đó, để ngăn chặn á sừng tái phát hoặc tiến triển nặng hơn, người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu tại các vùng da bị á sừng khiến người bệnh hay có thói quen bóc vẩy, giã, chà xát… Điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể khiến lớp sừng bị xây xước và dẫn tới nhiễm khuẩn. Người bệnh không nên ngâm rửa chân tay nhiều, đặc biệt là nước muối. Tránh dùng xà phòng và chất tẩy rửa, nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì người bệnh nên dùng găng tay… Về chế độ ăn, bệnh nhân á sừng nên ăn nhiều rau quả tươi cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể. Các loại hạt, cá được xem là thực phẩm giàu axit béo khiến da trở nên mềm mại – điều tối cần thiết đối với làn da của người bị á sừng.

a-sung-o-ban-tay 

Á sừng ở bàn tay.

Tuệ Minh

Bình luận