Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ khắc phục như thế nào?
Tay chân miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến hiện nay, có khả năng lây lan nhanh và nguy cơ cao bùng phát thành dịch. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ còn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách khắc phục hiệu quả, mời bạn tham khảo ngay nội dung sau đây!
Tay chân miệng ở trẻ nhỏ là bệnh gì?
Tay chân miệng được biết đến là một bệnh truyền nhiễm do virus, thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 6 tuổi. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là các tổn thương dạng nốt phỏng nước trên da và niêm mạc miệng. Sau một thời gian, chúng sẽ vỡ ra và có thể gây viêm loét tại các vị trí này nếu không có biện pháp khắc phục sớm.
Theo nghiên cứu, tác nhân chính gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là 2 loại virus đường ruột có tên Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71, có khả năng lây lan rất nhanh qua đường tiêu hóa hay hô hấp. Thông thường, các trường hợp có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày, tuy nhiên, nhiều trường hợp diễn biến nặng dễ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như: Sốt cao liên tục dẫn đến co giật, mất nước do tiêu chảy, nôn ói, nghiêm trọng hơn là gây phù phổi cấp, viêm cơ tim, viêm màng não,... ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ rất phổ biến
>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở người lớn
Cách điều trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ hiện nay
Cho tới nay, vẫn chưa có cách điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng, tuy nhiên, áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng được xem là cách kiểm soát tình trạng bệnh nhanh chóng. Dưới đây là phác đồ thường được áp dụng, bạn có thể tham khảo:
- Hạ sốt ngay khi thân nhiệt của trẻ từ 38,5 độ C trở lên bằng cách: Uống thuốc hạ sốt (chứa thành phần paracetamol hoặc ibuprofen) theo liều lượng hướng dẫn, chườm ấm, thay đồ thoáng mát cho con.
- Bổ sung điện giải, tránh mất nước: Có thể sử dụng dung dịch oresol hoặc nước ép hoa quả.
- Khắc phục tình trạng loét miệng họng: Vệ sinh niêm mạc bằng dung dịch glycerin borat trước và sau ăn, dùng thêm gel rơ miệng để làm sạch và giảm đau do viêm loét miệng, họng.
- Bôi xanh methylen, hồ nước,... để chống nhiễm khuẩn ở các tổn thương ngoài da, tuy nhiên, cách này dễ làm dính bẩn quần áo và khá mất thẩm mỹ. Do đó, có thể sử dụng các loại gel bôi thảo dược, vừa an toàn mà không để lại vết màu bẩn trên cơ thể.
- Bổ sung thêm kẽm, vitamin C,… từ rau, củ, quả hoặc các sản phẩm bổ trợ cho trẻ nhỏ.
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh làm vỡ hay gây nhiễm khuẩn các nốt phỏng nước cho con.
- Các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện tình trạng tay chân miệng ở trẻ nhỏ nhanh chóng hơn:
+ Sử dụng tỏi: Đây là thảo dược nổi tiếng với khả năng diệt khuẩn, ức chế virus, do đó giúp ngăn ngừa tổn thương trên da và niêm mạc lan rộng. Cha mẹ có thể lấy 2 - 3 tép tỏi tươi, bóc vỏ rồi băm nhỏ và thêm vào các món ăn hàng ngày cho bé.
+ Dùng lá bạc hà: Thành phần tinh dầu trong nguyên liệu này có khả năng làm săn se vết loét, gây tê nhẹ, đồng thời giúp chống viêm, kháng khuẩn hữu hiệu. Cách áp dụng khá đơn giản như sau: Bạn hãy chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, đun trong 5 - 10 phút với 1 lít nước, sau đó để nguội dần và lọc lấy nước uống.
- Bên cạnh đó, khi xảy ra bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời.
>> Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Như vậy, tổn thương do tình trạng tay chân miệng ở trẻ nhỏ sẽ được khắc phục nhanh chóng nếu bạn có biện pháp cải thiện kịp thời. Hãy áp dụng ngay các phương pháp như trên để cải thiện bệnh tay chân miệng an toàn, hiệu quả, bạn nhé!
Thu Hương
Bình luận