Bệnh vẩy nến thể mủ là gì? Có nguy hiểm không?
Vẩy nến thể mủ là một trong những thể nguy hiểm của vẩy nến, gây nên những tổn thương nghiêm trọng trên da. Nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, tình trạng này còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Để có thông tin cụ thể về tình trạng trên, mời bạn theo dõi những thông tin sau đây!
Vẩy nến thể mủ là bệnh gì?
Vẩy nến thể mủ (vẩy nến mụn mủ) là một thể nguy hiểm của bệnh vẩy nến, với triệu chứng đặc trưng là tình trạng xuất hiện nhiều mụn mủ trắng mọc trên vùng da sưng đỏ. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung bình từ 15 – 35, ít gặp ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng vẩy nến thể mủ
Tình trạng này khởi phát đột ngột, thường bắt đầu bằng việc sốt cao (có khi lên đến 40 độ C), sau khoảng 24 giờ, da ửng đỏ và có dấu hiệu nổi mụn mủ. Chúng mọc thành từng đợt, nhỏ, khá nông, tụ lại thành đám nhưng cũng có khi rải rác. Vài ngày sau, mụn vỡ, dịch mủ chảy ra rồi đóng vẩy sẫm màu. Bệnh thường xuất hiện ở khu vực bàn tay, bàn chân rồi lan ra khắp cơ thể, vị trí nếp gấp hay bộ phận sinh dục cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
>> Xem thêm: Vẩy nến có tự khỏi không?
Nguyên nhân nào gây nên vẩy nến thể mủ?
Hiện nay, nguyên nhân gây vẩy nến nói chung và vẩy nến thể mủ nói riêng chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy, sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch chính là yếu tố hàng đầu khiến bệnh khởi phát.
Bệnh vẩy nến thể mủ có liên quan đến miễn dịch
Bình thường, hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus,... Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng lại nhận diện nhầm những tế bào của cơ thể - đặc biệt là các tế bào biểu bì thành tác nhân lạ, sinh ra phản ứng tấn công, tiêu diệt chúng. Điều này khiến các tế bào da bị rút ngắn thời gian sống, chết đi nhanh chóng và tích tụ lại tạo thành mảng sưng đỏ, bong tróc. Ngoài ra, bệnh còn có thể tiến triển nghiêm trọng hơn khi:
- Người có tiền sử mắc bệnh vẩy nến thông thường.
- Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc điều trị trầm cảm,… Các loại thuốc có các thành phần như: Aspirin, corticosteroid, lithium,...
- Người đã bị tổn thương và nhiễm trùng da nhưng không được điều trị đúng cách.
- Người bị tổn thương da, cháy nắng,…
- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh,...
- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, thiếu vitamin D.
- Căng thẳng, lo lắng kéo dài...
>>Xem thêm: Mẹo hay chữa vảy nến thể mảng
Vẩy nến thể mủ có nguy hiểm không?
Vẩy nến thể mủ không chỉ gây tổn thương da nghiêm trọng mà còn có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng khi bệnh không được kiểm soát tốt:
- Đau nhức: Ban đầu, các mụn mủ chỉ mọc riêng lẻ ở những khu vực nhất định. Tuy nhiên, sau đó, chúng liên kết với nhau tạo thành “ổ mủ” trên da, khiến người mắc có cảm giác đau rát, khó chịu, đặc biệt là khi mụn mủ bị vỡ ra.
- Nhiễm trùng da: Các nốt mụn của bệnh vẩy nến thể mủ thường xuất hiện với số lượng lớn. Một khi các mụn nước này vỡ ra thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao nếu không được vệ sinh sạch sẽ và thường phải cọ xát với quần áo hoặc tiếp xúc trực tiếp với khói bụi.
- Gây viêm khớp, tổn thương: Vẩy nến thể mủ gây ra các mụn mủ ở đầu móng tay, móng chân nên rất dễ dẫn đến viêm khớp và bong móng. Nếu không điều trị kịp thời, các khớp bị viêm sẽ sưng tấy, khiến cho người mắc gặp khó khăn cho việc di chuyển và vận động.
- Bệnh phụ khoa, nam khoa: Mụn mủ xuất hiện ở vùng sinh dục gây ngứa ngáy, viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn vùng kín sinh sôi, dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa như: Viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo,…
- Có thể dẫn đến tử vong: Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị vẩy nến thể mủ sớm thì sẽ có nguy cơ tử vong, do da bị tổn thương nghiêm trọng, kéo theo các triệu chứng khác như: Rét run, mạch nhanh, thở dốc, thể trạng suy kiệt,…
Bình luận