Một số liệu có thể khiến bạn giật mình về mức độ phổ biến của á sừng da đầu, đó là 2-4% thế giới mắc căn bệnh này. Đặc biệt, bệnh á sừng da đầu là nguyên nhân dễ dẫn tới hói, gây mất thẩm mỹ và có thể lan rộng tới các cơ quan khác. Vậy để ngăn chặn bệnh lan rộng, chúng ta cần làm gì?

Bệnh á sừng da đầu dễ lan rộng

Á sừng hay còn gọi là viêm da tiếp xúc, chàm khô, thường xuất hiện ở các vị trí trên cơ thể như đầu, mũi, ngón tay, gót chân… Tình trạng da khô ráp, nứt nẻ khiến người bệnh luôn cảm giác khó chịu, thậm chí bị đau và sưng tấy. Những yếu tố thuận lợi đối với bệnh á sừng bao gồm: di truyền, sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa, chế độ dinh dưỡng không cân bằng, ít ăn rau xanh và hoa quả… Đây được xem là bệnh viêm nhiễm mãn tính và cần điều trị lâu dài.

Đối với bệnh á sừng da đầu, người bệnh có thể nhận thấy những biểu hiện rõ rệt như: xuất hiện nhiều mảng vẩy trắng xuất hiện trên da đầu còn mảng vẩy màu hồng đỏ thì đùn thành nhiều lớp... Nếu không chữa trị sớm, bệnh tiến triển nặng dần, các mảng vẩy có thể lan xuống da mặt và các bộ phận khác trên cơ thể. Đặc biệt, người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng bội nhiễm do thói quen gãi hoặc tiếp xúc với vi khuẩn từ môi trường.

Vậy để ngăn chặn bệnh lan rộng, chúng ta cần làm gì? Trước hết, người bệnh cần tới bệnh viện chuyên khoa da liễu để khám và được bác sĩ chỉ định điều trị hợp lý. Đồng thời, cần duy trì lối sống lành mạnh: tăng cường ăn rau quả, uống nhiều nước, tránh đồ cay, nóng; hạn chế ăn thực phẩm dễ gây dị ứng… Tránh dùng loại dầu gội chứa nhiều chất tẩy rửa. Hạn chế đội mũ thường xuyên vì thói quen này có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Đặc biệt, người bệnh không nên gãi lúc ngứa hay bóc các mảng vẩy để tránh da bị tổn thương. Cần luôn duy trì tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng. 

Nguoi-mac-benh-a-sung-da-dau-tranh-dung-loai-dau-goi-chua-nhieu-chat-tay-rua

Người mắc bệnh á sừng da đầu tránh dùng loại dầu gội chứa nhiều chất tẩy rửa

Bảo Trâm

Bình luận