Loét miệng là một vấn đề răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này gây ra các triệu chứng khó chịu, cản trở việc ăn uống cũng như là giao tiếp hằng ngày. Vậy loét miệng là gì? Nguyên nhân và cách xử lý ra sao? Tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Loét miệng là gì?

Loét miệng (còn gọi lở miệng) là tình trạng xuất hiện những vết loét trên các mô mềm ở miệng, có hình tròn hoặc hình bầu dục thường có cạnh màu đỏ và phần ở giữa màu trắng hoặc vàng, gây sưng nóng, đau, xót tại vết loét.

Các vị trí xuất hiện của các vết loét phổ biến nhất là bên trong môi và má, phía trên lưỡi, ở đáy nướu và trên vòm miệng. Loét miệng thường không gây nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong việc ăn uống.

Loét miệng gây khó chịu, ăn uống không ngon miệng

Loét miệng gây khó chịu, ăn uống không ngon miệng

Nguyên nhân gây loét miệng

Nguyên nhân loét miệng liên quan đến môi trường và dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng (vi trùng hay virus), độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hay thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic. Cụ thể:

- Cắn vào miệng hoặc bị tác động gây tổn thương niêm mạc miệng như đánh răng quá mạnh, lâu dần phát triển thành vết loét.

- Bị mắc một số bệnh lý về răng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm quanh răng,...

- Bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus.

- Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.

- Thiếu một số chất như vitamin B6, B12, C, kẽm, acid folic hoặc các khoáng chất như sắt, kẽm,...

- Rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai hoặc tới kỳ kinh nguyệt.

- Stress.

Đôi khi, vết loét có thể là dấu hiệu của một vài bệnh nghiêm trọng như: HIV/AIDS, nấm miệng, bệnh Crohn...Tuy nhiên thường hiếm gặp trường hợp này.

Loét miệng do nhiều nguyên nhân gây ra

Loét miệng do nhiều nguyên nhân gây ra

Cách trị loét miệng hiệu quả

Loét miệng thường không diễn tiến nguy hiểm, tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy rất khó chịu và đau đớn ngay cả khi nói chuyện và càng khó khăn hơn khi ăn uống. Vậy loét miệng đối phó như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn!

Mẹo chữa loét miệng tại nhà

Với những trường hợp nhiệt miệng ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một trong những cách dưới đây để giảm đau tại chỗ: 

- Súc miệng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn: Có thể lựa chọn sản phẩm nước súc miệng hoặc có thể tự làm nước súc miệng với công thức gồm nước ép nha đam, baking soda và nước ấm. Mỗi lần nên súc liên tục trong 10 giây để đạt kết quả tốt nhất. 

- Có thể bọc đá vào gạc hoặc vải mềm để chườm vào vết loét. Phương pháp này có thể giúp bạn giảm đau nhưng cần lưu ý đảm bảo vệ sinh khi thực hiện để tránh đưa vi khuẩn vào khoang miệng khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn.  

- Dùng túi lọc trà: Có thể bạn không biết nhưng túi lọc trà cũng là một cách chữa nhiệt miệng tại nhà khá hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng túi lọc trà đã thấm nước để lên vết loét. 

Súc miệng giúp giảm viêm loét miệng

Súc miệng giúp giảm viêm loét miệng

Chú ý chế độ dinh dưỡng giúp giảm loét miệng

Khi bị loét miệng, bạn nên thường xuyên bổ sung các loại vitamin cho cơ thể, chẳng hạn như vitamin C, B,… Mục đích của việc bổ sung vitamin là nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp làm lành những tổn thương nhanh chóng. 

Cụ thể, một số thực phẩm nên bổ sung trong thời gian này là nước ép cà rốt, nước trà xanh, khế, cà chua, mật ong, dưa đỏ, nước cỏ mực, cần tây,…

Dùng thuốc theo chỉ định

Với những trường hợp loét miệng lâu ngày không khỏi, hoặc triệu chứng quá nghiêm trọng, cần đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn, tư vấn cụ thể. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi.

Đối với thuốc kháng viêm có chứa corticosteroid, chỉ nên dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Nguyên nhân là loại thuốc này tuy có hiệu quả cao và nhanh chóng nhưng có thể mang đến nhiều tác dụng phụ và những biến chứng không đáng có.

Dùng gel bôi thảo dược chữa loét miệng

Hiện nay, có rất nhiều loại gel bôi trị loét miệng nguồn gốc tự nhiên được đánh giá an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt nó có thể mang lại hiệu quả rất tích cực, giảm đau nhanh, giúp vết thương nhanh liền trở lại và dễ sử dụng. 

Điển hình trong đó là sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có thành phần chính là nano bạc. Với công dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng khoang miệng, nano bạc được xem là chất sát khuẩn tự nhiên, không gây kích ứng cho người dùng. Một nghiên cứu được thực hiện tại viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho thấy khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau.

Nano bạc là một chất sát khuẩn tự nhiên lành tính

Nano bạc là một chất sát khuẩn tự nhiên lành tính

Bên cạnh đó, nano bạc còn kết hợp với nhiều thành phần khác như: Chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, chiết xuất neem cùng chitosan, kẽm salicylate giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, ngăn chặn sự phù nề, sưng tấy, từ đó giúp cho các vết viêm loét lành lại nhanh chóng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan rộng, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây chốc mép (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng) nên phòng tránh tái phát hiệu quả.

Sản phẩm hiện có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu còn băn khoăn về tình trạng loét miệng, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp sớm nhất.

GMM.webp

Bình luận