Nhiệt miệng và bệnh khoang miệng mà hầu hết ai cũng gặp phải một lần trong đời. Nhiệt miệng khiến người mắc đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ dễ tái phát.

Tổng quan về nhiệt miệng 

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng xuất hiện những vết viêm (vết lở miệng) hình tròn hoặc bầu dục, màu vàng và có viền đỏ tươi. Vết nhiệt miệng có thể gặp ở lợi, trong má, lưỡi,... gây đau nhức, xót, rát khi người mắc ăn uống hay nói chuyện.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?

Nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiệt miệng là do niêm mạc miệng mỏng manh, khiến cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và phát triển, gây viêm loét, nhiệt miệng.

Tuy nhiên, nhiệt miệng còn do một số nguyên nhân khác gây nên, đó là:

  • Ăn đồ cay nóng: Ăn nhiều thực phẩm cay nóng như tương ớt, hạt tiêu, mì tôm, lẩu cay,... sẽ là tăng nguy cơ gây nhiệt miệng.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch dễ để lại cặn thức ăn tại kẽ răng sẽ vô tình cung cấp thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn virus phát triển và tấn công khoang miệng.
  • Các tổn thương trong miệng do tác động vật lý (đánh răng quá mạnh chấn thương, va chạm,...) hoặc sử dụng thực phẩm gây nhạy cảm cũng có thể gây nhiệt miệng.
  • Việc niềng răng, làm răng sứ, răng giả hay bị bỏng do ăn đồ ăn quá nóng sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng, dẫn đến tình trạng nhiệt miệng.
  • Thói quen hút thuốc lá sẽ làm tăng sừng hóa lớp niêm mạc miệng, từ đó giảm khả năng bảo vệ khoang miệng trước sự tấn công của vi khuẩn, virus, gây nhiệt miệng.
  • Việc sử dụng một số loại thuốc như phenindione, thuốc ức chế men chuyển captopril,... có thể gây tác dụng phụ loét, nhiệt miệng.
  • Nhiệt miệng còn có thể do một số khoang miệng gây nên như: Sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,…

vi-khuan-virus-la-nguyen-nhan-chinh-gay-ra-tinh-trang-nhiet-mieng.webp

Vi khuẩn, virus là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiệt miệng

Các dạng nhiệt miệng thường gặp

Khi bị nhiệt miệng, người mắc thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Các vết loét có màu trắng hoặc vàng ở khu vực trung tâm và chuyển xám khi bắt đầu lành.
  • Người bị nhiệt miệng có thể bị sốt, khó chịu trong người, nổi hạch sưng.
  • Các vết loét gây đau nhức, khó chịu, thường kéo dài từ 7-10 ngày rồi tự biến mất. Với những vết loét to, thời gian lành vết loét có thể kéo dài hơn.

Vết nhiệt miệng thông thường sẽ có 2 dạng:

  • Vết nhiệt miệng thể nhỏ: Những vết loét này thường nông, có đường kính từ 3mm – dưới 1cm, thường gặp vết nhiệt miệng ở má, môi, miệng, lưỡi. 
  • Vết nhiệt miệng thể lớn: Các vết loét này có đường kính từ 1 – 3 cm, khó lành và khi khỏi có thể để lại sẹo cho người mắc.

Biến chứng do nhiệt miệng gây ra

Nhiệt miệng mặc dù có thể tự khỏi, nhưng nếu vết loét quá lớn và sâu, nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho người mắc như:

  • Áp xe trong miệng, nhiễm trùng xoang hàm
  • Viêm mô tế bào
  • Áp xe ngoài mặt dẫn đến áp xe não và gây nhiễm trùng não 

Nhiệt miệng có thể bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu. Do đó, nếu thấy xuất hiện các vết loét miệng kéo dài hơn 2 tuần, không đau thì bạn nên đến khám ngay tại bệnh viện để có thể xác định chính xác bệnh đang mắc phải.

nhiet-mieng-co-the-gay-nhieu-bien-chung-nguy-hiem.webp

Nhiệt miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị nhiệt miệng như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của vết nhiệt miệng sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu nhiệt miệng đơn thuần chỉ được gây ra bởi các nguyên nhân từ vi khuẩn, virus hay thói quen thì chỉ cần sử dụng thuốc và điều chỉnh lại lối sống, chế độ ăn uống. Trong trường hợp nhiệt miệng là biểu hiện của một số bệnh khác gây nên, bạn cần kết hợp điều trị bệnh gốc và điều trị triệu chứng nhiệt miệng. Cụ thể:

Sử dụng thuốc điều trị nhiệt miệng

Hầu hết các thuốc trị nhiệt miệng ở dưới dạng gel bôi hoặc thuốc mỡ, sử dụng trực tiếp. Các thuốc trị nhiệt miệng có chứa các hoạt chất kháng khuẩn chống nấm, chống viêm giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, sưng, xót, rát do nhiệt miệng gây ra.

Một số thuốc điều trị nhiệt miệng thường gặp đó là: Oracortia, Kamistad N, Kem bôi chứa triamcinolone acetonide, hoặc amlexanox (aphthasol). Để điều trị hiệu quả, bạn nên bôi trước mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ 1-2 tiếng.

Ngoài ra người bị nhiệt miệng nên bổ sung viên uống vitamin C, vitamin B12, vitamin PP, sắt,... nếu nguyên nhân gây nhiệt miệng là do sự thiếu hụt những vitamin này.

Với những vết loét nhiệt miệng thể nặng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng corticosteroid. Với nhóm thuốc này người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc, không được tự ý sử dụng hoặc lạm dụng vì có thể gây ra những biến chứng như: Tăng cân, suy giảm miễn dịch, xương giòn dễ gãy,… 

su-dung-thuoc-mo-chua-khang-sinh-chong-nam-de-dieu-tri-nhiet-mieng.webp

Sử dụng thuốc mỡ chứa kháng sinh, chống nấm,... để điều trị nhiệt miệng

Điều trị nhiệt miệng bằng các mẹo nhỏ

Nhiệt miệng ở thể nhẹ hoàn toàn có thể được điều trị bằng những mẹo nhỏ dễ thực hiện như:

Sử dụng mật ong: Nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng mà mật ong được sử dụng trong điều trị viêm loét, nhiệt miệng rất hiệu quả. Người bị nhiệt miệng chỉ cần thoa đều một lớp mỏng mật ong lên giá trí bị nhiệt. Lưu ý, nết làm sạch vết loét trước khi thoa và sử dụng mật ong nguyên chất sẽ đem lại công hiệu tốt nhất.

Sử dụng bã chè: Trong chè có chất chống oxy hóa EGCG và hoạt chất tanin được chứng minh có tác dụng đối với người bị nhiệt miệng. Do đó, thay vì việc bỏ bã chè khô khi uống, bạn hãy giữ lại và đắp trực tiếp lên vết nhiệt miệng, cho tacs dụng giảm đau, sưng hiệu quả.

Sử dụng baking soda: Baking soda giúp cân bằng pH, giảm viêm, giúp vết loét nhanh lành. Hãy hòa tan 1 thìa cà phê bột baking soda với 250ml nước, súc miệng bằng dung dịch này trong khoảng 30s, rồi nhổ ra, thực hiện từ  3 – 4 lần/ ngày để thu được kết quả tốt nhất.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên giúp cải thiện nhiệt miệng

Tình trạng nhiệt miệng còn có thể được cải thiện bằng cách kết hợp sử dụng sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có thành phần chính nano bạc. Gel có thành phần chính từ nano bạc là một chất kháng khuẩn tự nhiên cực mạnh. Nghiên cứu cho thấy chỉ 1 lượng nano bạc rất nhỏ cũng có thể tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh khoang miệng như nhiệt miệng. Bên cạnh đó, nano bạc còn kết hợp với nhiều loại thảo dược như: Duối, đinh hương, neem… giúp hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng hiệu quả hơn.

gel-lam-sach-mieng-&-khang-khuan-chua-nano-bac-giup-cai-thien-nhiet-mieng-hieu-qua.webp

Gel làm sạch miệng&kháng khuẩn chứa nano bạc giúp cải thiện nhiệt miệng hiệu quả

Lưu ý giúp phòng ngừa nhiệt miệng

Nhiệt miệng hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau đây:

  • Chăm sóc răng miệng hàng ngày: Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp. Nên dùng chỉ nha khoa thay vì tăm để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa còn đọng lại trên kẽ răng. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày hoặc có thể đánh răng sau khi ăn.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khoang miệng.
  • Hạn chế căng thẳng, tránh stress, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, chứa các chất kích thích, đồ khô hay đồ chua
  • Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, B12, sắt,...

Như vậy với những thông tin mà bài viết đã cung cấp chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về tình trạng nhiệt miệng. Điều trị nhiệt miệng tuy đơn giản nhưng nếu không triệt để có thể khiến bệnh tái lại nhiều lần. Do đó bạn đừng quên sử dụng gel làm sạch miệng&kháng khuẩn có thành phần chính nano bạc để đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu còn băn khoăn về nhiệt miệng, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Bật mí 3 cách chữa về nhiệt miệng tại nhà cực hay TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323063

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3227248/ 

https://www.spandidos-publications.com/10.3892/br.2019.1221 

GMM.webp

Bình luận