Nhiệt miệng có lây không? Cách điều trị như thế nào? XEM NGAY
Nhiệt miệng có lây không? là thắc mắc của nhiều người, khi tỷ lệ mắc bệnh rất cao và thường xuyên tái phát. Để có câu trả lời cho vấn đề này và những cách khắc phục hiệu quả, mời bạn cùng spaphar.com theo dõi ngay những thông tin sau đây!
Nhiệt miệng có lây không?
Nhiệt miệng là bệnh rất phổ biến, có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh nhiệt miệng tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau bao gồm: Nhiệt miệng thể nhỏ, nhiệt miệng thể lớn và nhiệt miệng herpes.
Nhiệt miệng liệu có bị lây?
Mặc dù có nhiều yếu tố gây nhiệt miệng, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Bởi trong khoang miệng của chúng ta vốn dĩ tồn tại rất nhiều vi sinh vật. Khi gặp các yếu tố thuận lợi kể trên, chúng sẽ tấn công vào tổ chức niêm mạc miệng bằng cách tiết ra độc tố làm phá vỡ cấu trúc của răng, lưỡi, lợi và hình thành bệnh nhiệt miệng. Ngoài việc tiết ra các chất độc gây hại cho khoang miệng, vi khuẩn, virus còn tiết ra hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi khi bị bệnh.
Thực tế, những vết tổn thương này thường không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.
Tuy nhiên, với dạng nhiệt miệng Herpes, mặc dù khá hiếm gặp nhưng nếu mắc phải thì sẽ có khả năng lây lan. Bởi nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus Herpes gây ra. Virus này có thể tấn công từ người bệnh sang người lành nếu như có sự tiếp xúc trực tiếp với các vết loét ở môi, chẳng hạn như sử dụng chung dụng cụ ăn uống, va chạm,…
Thông thường, nhiệt miệng có thể tự khỏi mà không để lại sẹo sau khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan vì nếu để lâu, việc điều trị sẽ càng khó khăn và mầm bệnh có cơ hội duy trì, làm tăng nguy cơ khiến nhiều người khác mắc bệnh.
>> Xem thêm: Nhiệt miệng ở má trong phải làm sao?
Cách trị nhiệt miệng tại nhà như thế nào?
Để cải thiện sớm triệu chứng và hạn chế tổn thương do nhiệt miệng lan rộng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà như sau:
- Súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm để hạn chế viêm loét.
- Tránh những thực phẩm cay, nóng, quá mặn, nhiều đường vì có thể làm trầm trọng thêm các vết loét.
- Ngừng sử dụng kem đánh răng chứa natri laureth sulfate vì khiến tổn thương nặng hơn.
- Không hút thuốc lá, dùng rượu bia.
- Tích cực bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C, vitamin K,... nên uống nước thường xuyên.
Bổ sung nhiều vitamin C, vitamin K giúp điều trị bệnh nhiệt miệng
Nếu nhiệt miệng vẫn chưa được khắc phục thì bạn nên sử dụng thêm một số loại thuốc theo chỉ dẫn:
- Kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn nặng nề hơn: Tetracyclin và minocyclin là những kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất, có thể dùng tại chỗ hoặc toàn thân. Tuy nhiên, 2 loại thuốc này đều gây những tác dụng phụ tương đối nguy hiểm, đặc biệt là với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ nên cần tuyệt đối thận trọng.
- Thuốc chống viêm: Sẽ giúp giảm các triệu chứng sưng, đau miệng, giúp đẩy nhanh thời gian chữa lành tổn thương. Các hoạt chất nhóm corticoid được sử dụng dưới dạng bôi, uống hoặc súc miệng. Tuy nhiên, khi dùng corticoid có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm họng nên tốt nhất, cần súc họng lại bằng nước lọc để ngăn ngừa tình trạng này.
- Giảm đau do vết loét tốt hơn nhờ thuốc giảm đau chống viêm steroid hoặc gây tê tại chỗ giúp làm dịu cơn đau nhanh hơn.
- Bổ sung viên uống chứa vitamin C, vitamin nhóm B, kẽm, lysine,... giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chữa lành tổn thương,...
Mai Anh
Bình luận