Bật mí 3 cách chữa nhiệt miệng tại nhà cực hay. XEM NGAY
Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng thường gặp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người. Vậy làm sao để chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả, an toàn? Tham khảo ngay!
Nhiệt miệng là bệnh gì?
Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó gây ra những vết loét, rộp màu trắng, vàng hoặc đỏ tại niêm mạc. Tuy tổn thương thường không lớn nhưng lại gây đau đớn và bất tiện cho bệnh nhân.
Nhiệt miệng gây bất tiện cho bệnh nhân
Quan niệm dân gian cho rằng, nguyên nhân gây nhiệt miệng là do cơ thể bị nóng trong. Theo y học hiện đại, các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng bao gồm:
- Tiền sử gia đình: 40% trường hợp mắc bệnh đều có người thân bị loét miệng.
- Chấn thương do cắn phải.
- Dị ứng thức ăn hoặc kem đánh răng.
- Căng thẳng thường xuyên, mất ngủ, trầm cảm.
- Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai,...
- Tác dụng phụ của một số thuốc.
- Rối loạn chức năng miễn dịch trong cơ thể do một số yếu tố bên ngoài hay các bệnh lý như: Viêm nướu, bệnh bạch cầu, tay chân miệng, nấm miệng, nhiễm virus herpes, ung thư miệng, bệnh đường tiêu hóa,...
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát bệnh, nhưng nguyên nhân sâu xa là do niêm mạc khoang miệng có cấu tạo mong manh nên khi sức đề kháng suy yếu sẽ dễ tổn thương và bị vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng tấn công, gây nhiệt miệng.
>>> Xem thêm: Bị lở miệng nên làm gì?
3 cách chữa nhiệt miệng tại nhà
Dưới đây là cách chữa nhiệt miệng tại nhà cực hay mà bạn có thể tham khảo áp dụng:
Bột sắn dây
Trong y học cổ truyền, sắn dây còn được gọi là cát căn. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, từ đó ngăn chặn các tổn thương do nóng trong gây ra như: Mụn nhọt, lở loét, nhiệt miệng,…
Cách chữa nhiệt miệng tại nhà với bột sắn dây:
- Chuẩn bị 1 cốc nước theo tỉ lệ 2 phần nước sôi : 1 phần nước mát.
- Thêm 2 - 3 thìa bột sắn dây vào cốc, khuấy đều. Điều chỉnh độ đặc/loãng cho phù hợp với sở thích.
Sắn dây giúp cải thiện nhiệt miệng
Súc miệng với nước muối loãng
Chữa nhiệt miệng bằng nước muối là cách đơn giản, tiết kiệm nhưng lại cực kì hiệu quả. Khi phát hiện ra bị nhiệt miệng, bạn có thể làm giảm cảm giác khó chịu và chữa bệnh bằng chính nguyên liệu ngay trong căn bếp, đó chính là muối. Trị nhiệt miệng bằng muối rất hiệu quả bởi nó có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét, giảm nồng độ axit ở trong miệng.
Cách làm rất đơn giản: Hòa tan một muỗng cà phê muối vào ly nước ấm. Dùng nước này để súc miệng hàng ngày. Mỗi lần súc khoảng 30 giây, làm như vậy 4 - 5 lần/ngày. Với cách trị nhiệt miệng bằng muối này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và giúp vết nhiệt nhanh khỏi.
Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót với mật ong
Theo đông y, rau ngót có tác dụng giải độc, lợi tiểu,... Trong lá ngót chứa nhiều protein, gluxit, vitamin C và rất nhiều axit amin cần thiết có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Mật ong giúp kháng viêm, sát khuẩn, làm dịu và mau lành vết thương, kết hợp cùng rau ngót cho tác dụng chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không được sử dụng rau ngót cho phụ nữ mang thai.
Rau ngót đem đi rửa sạch, để cho ráo nước. Lấy lá giã nát, lọc nước cốt, sau đó trộn thêm một chút mật ong vào và khuấy đều.
Dùng vải sạch hoặc tăm bông thấm hỗn hợp và chấm lên các vết loét nhiệt miệng, thực hiện ngày 2 - 3 lần. Làm liên tục trong 3 ngày nhiệt miệng sẽ khỏi hẳn, không còn đau rát nữa.
Lê Trang
Bình luận