Vảy nến da đầu là tình trạng nhiều người gặp phải. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh thường nhẹ nên khó phát hiện. Khi bệnh đã chuyển biến nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về vảy nến da đầu, cách nhận biết triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả.

Vảy nến da đầu là gì? 

Vảy nến da đầu là một bệnh lý da liễu gây ra những mảng đỏ sần sùi, có vảy bong tróc. Các mảng vảy này có thể nổi cục bộ hoặc lan rộng khắp da đầu. Nếu tình trạng vảy nến da đầu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì có thể sẽ lan sang vùng trán, sau gáy, sau lưng hoặc trong tai. 

Vảy nến da đầu không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây từ người này sang người khác. Nhiều chuyên gia cho rằng vảy nến da đầu xảy ra do hệ thống miễn dịch bị trục trặc khiến các tế bào da phát triển quá nhanh và bị đẩy lên trên bề mặt da liên tục. 

Ở giai đoạn đầu, vảy nến da đầu thường nhẹ và ít có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng, kéo dài và khiến các mảng vảy dày lên, gây ngứa ngáy khó chịu. Da đầu bị ngứa có thể ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thêm vào đó, gãi da đầu quá nhiều có thể dẫn đến nhiễm trùng da và rụng tóc.

Vay-nen-da-dau-gay-ra-nhung-mang-do-noi-cao-hon-be-mat-da.webp

Vảy nến da đầu gây ra những mảng đỏ nổi cao hơn bề mặt da

Triệu chứng của vảy nến da đầu 

Thống kê cho thấy, trong tổng số ca mắc vảy nến có đến 51% người gặp phải tình trạng vảy nến da đầu. Các triệu chứng phổ biến của vảy nến da đầu bao gồm: 

  • Xuất hiện các mảng đỏ nổi trên bề mặt da đầu có kích thước khác nhau (từ vài mm đến vài cm).
  • Các tổn thương được phân ranh giới rõ ràng, vùng da bị tổn thương cao hơn vùng da lành. 
  • Trên bề mặt da có nhiều vảy trắng, bong tróc liên tục, từng lớp.
  • Có thể bị ngứa, dẫn đến kích thích gãi và làm tổn thương da. 
  • Các triệu chứng của bệnh dai dẳng và kéo dài suốt cuộc đời. 
  • Bệnh phát triển xen kẽ giữa các đợt cấp là giai đoạn ổn định.

Vay-nen-da-dau-gay-ngua-ngay-kho-chiu-cho-nguoi-benh.webp

Vảy nến da đầu gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến ở mặt và cách điều trị

Nguyên nhân gây vảy nến da đầu 

Nguyên nhân gây ra vảy nến da đầu đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố như di truyền, rối loạn hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng của môi trường,... cũng có thể làm khởi phát bệnh. 

  • Di truyền: Các nhà khoa học đã xác định được một số gen liên quan đến vảy nến da đầu. Khi những gen này bị tác động, triệu chứng của bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện. Nếu cha mẹ mắc bệnh vảy nến thì con của họ có nhiều khả năng cũng sẽ mắc chứng bệnh này. 
  • Yếu tố miễn dịch: Vảy nến da đầu được xác định là có liên quan đến tế bào lympho T - đây là một loại tế bào miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể. Khi các chất lạ từ môi trường xâm nhập vào cơ thể, tế bào lympho T sẽ nhận biết và tiêu diệt chúng. Trong trường hợp bị vảy nến, tế bào lympho T nhận nhầm tế bào da bình thường là chất lạ nên tấn công và phá hủy chúng gây tình trạng bong tróc thành từng lớp.
  • Yếu tố môi trường: Người có tiền sử bệnh lý hoặc sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khởi phát của vảy nến da đầu. Viêm họng, viêm da, nhiễm trùng đường tiêu hóa,... có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch gây vảy nến da đầu. Việc sử dụng thuốc trị sốt rét, kháng sinh, thuốc chứa lithium, corticosteroid,... cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Yếu tố khác: Thường xuyên căng thẳng, lo lắng sẽ tạo điều kiện cho bệnh vảy nến da đầu phát triển. Hút thuốc hoặc uống nhiều rượu là một yếu tố có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. 

Các yếu tố kể trên có thể gây ra vảy nến da đầu và làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, chỉ một yếu tố thì không thể gây bệnh mà phải có sự tác động qua lại của nhiều yếu tố.

Thuong-xuyen-cang-thang-met-moi-la-yeu-to-lam-tram-trong-them-tinh-trang-vay-nen-da-dau.webp

Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng vảy nến da đầu

>>> XEM THÊM: Bật mí cách điều trị vảy nến bằng thuốc nam và bộ đôi từ thiên nhiên

Phân biệt vảy nến da đầu và nấm da đầu

Vảy nến da đầu và nấm da đầu có thể bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng của 2 bệnh lý này tương đối giống nhau. Tuy nhiên, mỗi bệnh sẽ có những đặc điểm nhận biết khác nhau, cụ thể như: 

  • Về nguyên nhân của bệnh: Nấm da đầu thường do các loài như trichophyton và microsporum gây ra. Còn cơ chế gây ra vảy nến da đầu liên quan đến hệ thống miễn dịch, di truyền, môi trường,... 
  • Về triệu chứng: Nấm da đầu có biểu hiện là các mảng vảy gàu trắng, có thể nổi mụn nước. Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, tóc rụng nhiều. Còn đối với vảy nến da đầu, biểu hiện đặc trưng là những vùng da tấy đỏ nổi lên trên bề mặt, có vảy khô, trắng. Người bệnh ít rụng tóc, nếu có rụng thì thường ở vị trí bị vảy nến.

Vay-nen-da-dau-va-nam-da-dau-co-mot-so-bieu-hien-tuong-tu-nhau.webp

Vảy nến da đầu và nấm da đầu có một số biểu hiện tương tự nhau

Phương pháp vảy nến da đầu hiệu quả

Vảy nến da đầu là bệnh mạn tính. Vì vậy, mục tiêu điều trị bệnh là kiểm soát các triệu chứng để không gây trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày và ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, quá trình điều trị vảy nến da đầu bao gồm 2 giai đoạn: 

  • Giai đoạn bùng phát: Trong giai đoạn này, người bệnh nên lựa chọn các phương pháp điều trị tại chỗ và toàn thân để nhanh chóng cải thiện triệu chứng của vảy nến da đầu gây ra. 
  • Giai đoạn ổn định: Trong giai đoạn này, người bệnh cần duy trì thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da đầu sau tổn thương để phòng ngừa vảy nến tái phát. 

Dưới đây là một số phương pháp cụ thể, người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn để có hiệu quả điều trị vảy nến da đầu tốt nhất.

Sử dụng dầu gội trị vảy nến

Một số loại dầu gội được khuyên dùng cho người bị bệnh vảy nến da đầu như:

  • Dầu gội chứa axit salicylic: Hoạt chất này giúp cải thiện các triệu chứng của vảy nến bằng cách loại bỏ lớp da chết, hạn chế tình trạng viêm, bong tróc.
  • Dầu gội đầu than đá: Nhựa than đá có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào da, làm bong vảy nhanh chóng và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
  • Dầu gội chứa corticoid: Những loại dầu gội này giúp giảm nhanh triệu chứng viêm nhiễm, chữa lành các tổn thương do vảy nến da đầu gây ra. Tuy nhiên, corticoid có thể khiến da đầu bị khô, teo da và dễ gây gãy rụng tóc. 

Cac-loai-dau-goi-tri-vay-nen-da-dau-giup-cai-thien-trieu-chung-tu-ben-ngoai.webp

Các loại dầu gội trị vảy nến da đầu giúp cải thiện triệu chứng từ bên ngoài

Sử dụng thuốc để điều trị vảy nến da đầu 

Thuốc điều trị vảy nến da đầu bao gồm bôi ngoài da, thuốc uống và các loại vitamin tăng cường miễn dịch. 

  • Dạng bôi ngoài da

Để điều trị các triệu chứng tại chỗ, người bệnh có thể sử dụng các loại kem bôi, thuốc mỡ,... chứa một số hoạt chất như axit salicylic, anthralin, corticoid,… Các loại thuốc này có tác dụng làm tróc vảy, cải thiện triệu chứng viêm, sưng, ngứa. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng và cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

  • Dạng thuốc uống

Trong trường hợp dùng thuốc bôi ngoài da không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc uống như: Retinoids, thuốc kháng histamin H1, methotrexate,… Tuy các thuốc này đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nguy cơ tái phát khá cao, đồng thời mang lại nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hoặc tăng liều để tránh tình trạng vảy nến trở nên trầm trọng hơn.

  • Bổ sung vitamin 

Ngoài các loại thuốc bôi và uống kể trên, người bệnh nên bổ sung thêm các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện tình trạng tổn thương da đầu và giúp tóc mọc nhanh như vitamin A, B, C, biotin,... Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều loại rau, củ, quả tươi cũng sẽ giúp tình trạng vảy nến da đầu nhanh chóng được cải thiện hơn.

Bo-sung-cac-loai-vitamin-giup-tang-cuong-suc-de-khang-va-mien-dich-cho-nguoi-bi-vay-nen-da-dau.webp

Bổ sung các loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho người bị vảy nến da đầu

Liệu pháp ánh sáng

Sử dụng các tia UVA, UVB trong điều trị vảy nến da đầu cũng là một phương pháp khả thi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho tình trạng vảy nến nhẹ đến trung bình. Chi phí để thực hiện liệu pháp ánh sáng khá cao và hiệu quả cũng không triệt để nên người bệnh cần cân nhắc. 

Sử dụng thành phần tự nhiên hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu

Bên cạnh những phương pháp kể trên, hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng các thành phần từ tự nhiên để cải thiện triệu chứng của vảy nến da đầu mà không lo tác dụng phụ. Một trong những thành phần hiệu quả nhất được ứng dụng trong điều trị vảy nến da đầu, đó là chitosan. Đây là thành phần được chiết xuất từ vỏ của các loài giáp xác như tôm, cua,... Nghiên cứu tại Trường Đại học Y Harvard cho thấy chitosan có đặc tính kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành và cân bằng độ pH của da. Ngoài ra, việc kết hợp chitosan với các loại thảo dược khác như phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… sẽ giúp giảm các triệu chứng như ngứa, khô da do vảy nến.

Chitosan-co-kha-nang-khang-khuan-khang-viem-tai-tao-lan-da-bi-ton-thuong.webp

Chitosan có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tái tạo làn da bị tổn thương

Vảy nến da đầu không quá nguy hiểm nhưng chúng lại gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hiểu về vảy nến da đầu cũng như các phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát được các triệu chứng và phòng ngừa tái phát hiệu quả. Nếu bạn đọc có điều gì băn khoăn, thắc mắc thêm, hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp bạn nhanh chóng.

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/314731

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/scalp-psoriasis

https://www.healthline.com/health/scalp-psoriasis-pictures   

BOX SẢN PHẨM EPL.jpg

Bình luận