DẤU HIỆU CỦA BỆNH VẢY NẾN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Việc nhận biết dấu hiệu của bệnh vảy nến có vai trò rất quan trọng, góp phần tích cực vào quá trình điều trị, đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức để nhận diện căn bệnh này. Nếu bạn đang có những băn khoăn tương tự, hãy dành 2 phút đọc ngay thông tin bài viết dưới đây nhé!
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là bệnh mạn tính, thường biểu hiện bằng tổn thương trên da. Những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành vảy trắng trên bề mặt da. Bệnh vảy nến có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ, nhưng cũng dễ diễn tiến nghiêm trọng, tùy vào thể trạng của người mắc.
Hình ảnh bệnh vảy nến
Đối tượng dễ mắc bệnh vảy nến là ai?
Vảy nến là bệnh tương đối phổ biến và thường xảy ra ở người lớn. Tỷ lệ nam nữ mắc bệnh là như nhau. Bệnh cũng có thể di truyền trong gia đình. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.
Cơn bùng phát bệnh thường xảy ra từ những vết thương nhỏ, khi bạn bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô, bị béo phì hoặc mắc những bệnh tự miễn khác. Đôi khi, vảy nến có thể xuất hiện mà không có lý do rõ ràng.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Nhận biết dấu hiệu của bệnh vảy nến
Tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày một gia tăng và đa dạng về chủng loại. Với mỗi loại vảy nến sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng, bạn cần phải nắm được để nhận biết chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện bệnh vảy nến:
- Bệnh vảy nến mảng bám (vảy nến thể mảng): Đây là loại phổ biến nhất. Được đặc trưng bởi những tổn thương vảy nến là các mảng da màu đỏ, sưng viêm và được phủ bởi một lớp vảy bạc bong tróc. Nó thường xuất hiện trên da đầu, lưng dưới, khuỷu tay và đầu gối. Các tổn thương da có thể gây đau và ngứa.
Hình ảnh bệnh vảy nến mảng bám
- Bệnh vảy nến da đầu: Với bệnh vảy nến da đầu, các mảng bám hình thành trên da đầu và có thể vượt ra ngoài đường chân tóc ra trán, sau gáy và sau tai. Tổn thương có dạng vảy, giống như gàu; da đỏ, ngứa và dày. Một số trường hợp xuất hiện tình trạng rụng tóc nhưng tóc thường mọc lại sau khi bệnh được điều trị.
- Bệnh vảy nến thể móng: Cho dù bị thể vảy nến nào thì người mắc cũng đều có thể phát triển bệnh vảy nến ở móng, khiến móng đổi màu, rỗ hoặc bong ra.
- Bệnh vảy nến đảo ngược: Bệnh khiến da đỏ, mịn và đau rát ở những nơi da tiếp xúc với da hoặc nếp gấp như nách, sau gối, háng, mông, bộ phận sinh dục, dưới ngực,…
- Bệnh vảy nến mủ: Bệnh gây ra các vết sưng đau, có mủ. Chúng thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vùng da xung quanh mụn mủ trở nên sưng và đỏ. Mụn có thể vỡ ra, khô đi và để lại những đốm nâu, có vảy. Người bệnh cũng có thể bị sốt, ớn lạnh, cơ bắp yếu, không thèm ăn, ngứa nhiều và mệt mỏi.
- Bệnh vảy nến thể giọt: Loại này thường phát triển sau một căn bệnh, như viêm họng liên cầu khuẩn. Nó ảnh hưởng đến khoảng 10% những người bị bệnh vảy nến. Người mắc thể vảy nến này thường phát triển các đốm đỏ nhỏ ở khắp cơ thể, thường là trên ngực, chân và cánh tay.
Vảy nến thể giọt - Bệnh nhiều người dễ mắc phải
- Bệnh vảy nến toàn thân: Đây là một dạng vảy nến hiếm gặp và nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm: Da rất đỏ trên một vùng rộng lớn của cơ thể, trông giống như bị bỏng; Đau; Ngứa ngáy; Tim đập nhanh; Mất nước; Nhiệt độ thay đổi thất thường,…
Các triệu chứng vảy nến có thể trông giống với một số loại bệnh về da khác. Một số bệnh da có thể bị nhầm lẫn với vảy nến, bao gồm:
- Vảy phấn hồng: Phát ban này phát triển thành từng mảng. Nó bắt đầu với một tổn thương da màu hồng lớn trên thân. Sau khoảng 2 tuần, xuất hiện thêm nhiều tổn thương nhỏ trên thân, cánh tay hoặc chân.
>>> Xem thêm: Bệnh vảy nến có tự khỏi không và cách điều trị như thế nào?
Bài viết trên đã giúp bạn có những thông tin chi tiết về dấu hiệu của vảy nến cũng như nguyên nhân và cách điều trị loại bệnh này hiệu quả, an toàn. Hãy duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh để cải thiện và ngăn ngừa bệnh vảy nến tái phát hiệu quả, bạn nhé.
Kiều Trang
Bình luận