Bệnh á sừng và cách điều trị
Á sừng là một bệnh phổ biến với vị trí tổn thương thường gặp ở lòng bàn tay, bàn chân… Đối tượng hay xuất hiện bệnh á sừng đó là người trẻ, người lao động thường phải tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, sử dụng tay, chân trong môi trường ô nhiễm… Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh á sừng nặng thêm, gây khó khăn cho cuộc sống của người bệnh.
Các yếu tố làm bệnh trầm trọng thêm
Á sừng là tình trạng tế bào sừng biệt hóa còn dở dang, làm xuất hiện sự bong vẩy da ở tay, chân, khiến người bệnh đau đớn, rớm máu, đi lại và làm việc khó khăn, mất thẩm mỹ, gây cảm giác e ngại khi giao tiếp. Nguyên nhân chính xác gây á sừng hiện nay chưa xác định rõ, song nhiều nhà khoa học thấy rằng: bệnh liên quan tới yếu tố tự miễn và di truyền, hoặc do chế độ ăn uống, dinh dưỡng thiếu các vitamin cơ bản như vitamin A, C, D, E… Bên cạnh đó, một số yếu tố khiến bệnh á sừng nặng thêm, bao gồm:
Khí hậu: Thời tiết khô hanh vào mùa đông thường làm cho bệnh á sừng dễ bùng phát. Vì vậy, người bệnh nên tránh nắng tối đa, khi ra đường phải che chắn cẩn thận, trong mùa hanh khô cần giữ ẩm cho da tay, da chân.
Dinh dưỡng, thực phẩm: Khi chế biến thức ăn, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các gia vị: muối, tiêu, ớt, hành, tỏi… và tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng.
Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày: Bệnh nhân á sừng cần lưu ý: không sử dụng găng tay cao su, tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, nước rửa chén bát, nước lau sàn, nước giặt… hay chất PPD (paraphenylenediamine) có trong sơn móng tay…
Khi tình trạng bệnh nặng hơn, á sừng có thể khiến da nứt nẻ, rớm máu. Đặc biệt, những phần hay gập ở ngón tay, bàn tay sẽ nứt toác hình chân chim như đất khô gây khó khăn trong việc co duỗi ngón tay, cầm nắm đồ vật… Nếu không giữ gìn cẩn thận, người bệnh dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy…
Điều trị á sừng như thế nào?
Á sừng có xu hướng dễ tái phát và nặng hơn vào mùa đông, do đó, việc điều trị thường nhằm mục đích nhanh lành vết rạn nứt, nâng cao hệ miễn dịch, bổ sung chất dinh dưỡng để kéo dài thời gian lành bệnh. Ở trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng viêm không steroid và bôi bạt sừng (axit salicylic, diprosalic…), thuốc chống nấm… Khi bệnh nặng, có thể dùng thuốc corticoid để giảm viêm, tuy nhiên, cần tránh lạm dụng.
Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng sử dụng phác đồ “trong uống, ngoài bôi” để điều trị á sừng nói riêng cũng như các bệnh vẩy da nói chung bằng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Dẫn đầu cho dòng sản phẩm đường uống là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang có tác dụng điều hòa miễn dịch, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da có vẩy, trong đó có á sừng, còn dẫn đầu sản phẩm đường bôi là kem dược liệu thiên nhiên
Kem dược liệu có thành phần chính là chitosan, được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua… giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, kết hợp cùng các dược liệu khác như: cao phá cố chỉ, cao lá sòi, cao ba chạc… giúp giảm viêm ngứa, loại bỏ các bệnh ngoài da có vẩy, đặc biệt là á sừng. Kem có ưu điểm tác động trực tiếp đến vùng da tổn thương, chống viêm, kháng khuẩn tại vị trí bị á sừng, bảo vệ da tránh một số yếu tố có hại từ môi trường như: tia tử ngoại, ánh nắng mặt trời, bụi bẩn… ngăn chặn bệnh tái phát.
Năm 2014, sản phẩm đã vinh dự được trao tặng giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn.
Để hạn chế những yếu tố làm bệnh á sừng nặng thêm, người bệnh cần bôi kem và uống thường xuyên, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất gây hại cho vùng da như: xà phòng, chất tẩy rửa…
Bình luận