Bệnh chàm là một tình trạng viêm da mạn tính, đặc trưng bởi những vùng da đỏ, ngứa, bong tróc. Chàm có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là chàm ở tay. Vậy cách chữa bệnh chàm ở tay hiệu quả là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở tay là gì?

Chàm ở tay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và được biết đến là căn bệnh dị ứng với đặc điểm viêm và nổi mụn nhỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chàm mà chúng ta cần biết:

- Do tác động từ môi trường xung quanh: Không khí quá khô vào mùa đông, sức nóng, thời tiết lại lạnh, stress, đồ len ấm, dầu thơm, đổ mồ hôi nhiều, chất tẩy rửa, xà phòng và phấn hoa..., những tác nhân này có thể làm da tay bạn bị chàm.

- Do dị ứng thức ăn: Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, đậu nành, lúa mì cũng có thể gây dị ứng và gây ra bệnh chàm ở tay.

- Do tiền sử trong gia đình: Rất có thể ai đó trong gia đình bạn bị một trong các dị ứng như: hen suyễn, dị ứng da, sốt vào mùa khô cũng là lý do khiến bạn gặp phải tình trạng chàm ở tay.

Dấu hiệu bệnh chàm ở tay giúp bạn nhận diện sớm

Khi bị chàm thì đầu tiên, trên bề mặt da của người bệnh sẽ bị tổn thương và xuất hiện các mảng bám sưng tấy, mẩn đỏ gây hiện tượng ngứa ngáy. Sau đó, lớp mụn trắng li ti trên bề mặt da dần dần sẽ phát triển thành mụn nước. Mụn nước này dần dần phát triển với kích thước lớn và làm đau rát cho người bệnh.

Tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm giác rất khó chịu, muốn gãi và điều này làm cho mụn nước bị vỡ, chảy dịch. Khi những vết mụn này bị vỡ sẽ tạo thành các mảng chàm lớn.

Bởi vì các triệu chứng trên trông giống như tình trạng da khô khiến cho người bệnh có thể dễ dàng nhầm lẫn tình trạng này với bệnh chàm tay.

Bệnh chàm ở tay và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm ở tay và cách điều trị hiệu quả

Cách chữa bệnh chàm ở tay như thế nào?

1. Điều trị bằng thuốc tây

Corticosteroid

Corticosteroid được dùng để điều trị viêm tại chỗ khi bệnh chàm của bạn đang bùng phát mạnh. Tuy nhiên,chỉ nên dùng khi cần vì thành phần này có thể làm mỏng da. Cũng có thể dùng Corticosteroid đường uống nhưng chỉ dùng trong thời gian ngắn và tránh dùng khi tái phát hoặc viêm da tay tổ đỉa.

Retinoids

Thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh về hiệu quả tạm thời đối với những ngườibị bệnh chàm tay mạn tính, đặc biệt là đối với biến thể được gọi là viêm da tăng sừng hóa. Tuy nhiên, có thể dẫn tới các tác dụng phụ như đau đầu và đỏ bừng.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh đôi khi cần thiết nếu nhiễm trùng phát triển và hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây ra.

2. Thay đổi lối sống

Giữ ẩm và làm dịu nhẹ da

Với những người bị chàm ở tay cần phải giữ ẩm thường xuyên cho da, làm dịu nhẹ da tay sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của một số loại kem dưỡng ẩm như Petrolatum (ưu tiên dùng cho bệnh chàm tay) giúp giữ ẩm và cung cấp một hàng rào bảo vệ da khỏi các chất kích thích bên ngoài. Nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm hay sau khi rửa tay để tình trạng da được cải thiện tốt hơn.

Các lưu ý về việc thay đổi lối sống

Đối với người bị bệnh chàm ở tay, bên cạnh dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì việc thay đổi lối sống là rất  quan trọng, giúp kiểm soát và hạn chế các triệu chứng của bệnh. Theo đó người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Hãy tránh hoặc hạn chế việc làm ướt da thông qua việc tiếp xúc với nước hoặc ra mồ hôi ở tay. Vì những điều này có thể gây trầm trọng thêm tình trạng chàm. Đặc biệt, tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Trong trường hợp buộc phải tiếp xúc thì hãy nhớ sử dụng kem bảo vệ, đeo găng tay để bảo vệ.

Bên cạnh đó, nước từ trái cây, rau, thịt sống cũng khiến cho tình chàm phát triển, vì vậy, hãy dùng găng tay khi tiếp xúc với những loại thực phẩm này.

Quản lý tốt căng thẳng cũng có thể giảm sự bùng phát của bệnh chàm tay.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp kiến thức về cách chữa bệnh chàm ở tay hiệu quả để không nỗi lo về bệnh nữa nhé!

Hoàng Khải


Bình luận