Câu hỏi: Vợ tôi bị vẩy nến, trên da xuất hiện vẩy màu trắng, phía dưới màu hồng, bệnh gây ngứa nên hay gãi, phải làm sao để chữa khỏi và những người xung quanh có bị lây không? (Trần Hải - Hà Nội).

PGS.TS Phạm Văn HiểnChủ tịch hội Da Liễu Việt Nam trả lời: Vảy nến là bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch sản sinh kháng thể tự sinh và tấn công vào các tế bào của chính cơ thể mình. Bệnh có tính chất di truyền, không bị lây từ người này sang người khác, cho tới nay chưa có nghiên cứu nào về thuốc chữa khỏi bệnh vẩy nến. Trong giai đoạn bệnh nặng, anh nên đưa chị đi khám để có thuốc bôi ngoài da. Về lâu dài, anh có thể cho chị dùng đây là sản phẩm có thành phần gồm các thảo dược như: sói rừng, bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh… có tác dụng chống tự miễn, hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng, ngăn chặn tái phát, tác động vào căn nguyên gây bệnh của vẩy nến mà không gây tác dụng phụ. Trong quá trình trị bệnh, vợ anh cần uống nhiều nước, chú ý bổ sung thêm vitamin D, E, dầu cá, tránh các chất kích thích và tăng vận động hằng ngày.

Bên cạnh các sản phẩm dùng đường uống, để có thể tác động trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, bị vẩy, giúp tăng cường hiệu quả điều trị, các sản phẩm kem bôi ngoài da cũng thường được dùng phối hợp với thuốc uống, đặc biệt là các kem có nguồn gốc dược liệu. Với đặc tính dùng ngoài da và thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên kem dược liệu giúp làm sạch vẩy, mịn da, sử dụng đơn giản và không gây kích ứng da cũng như tác dụng phụ trên các cơ quan nội tạng.

Thành phần chính của kem dược liệu là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… đóng vai trò là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Chitosan giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, bảo vệ da tránh tác động có hại từ môi trường. Các nghiên cứu cập nhật đăng tải trên Pubmed (trang web đăng các bài báo có nội dung đã được thẩm định trong lĩnh vực y sinh của thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ) cho thấy, chitosan có tác dụng giảm các triệu chứng của vẩy nến: chống viêm, làm nhanh liền sẹo, hạn chế sẹo lồi…

Tác dụng của chitosan càng được tăng cường khi phối hợp với cao phá cố chỉ (tác dụng làm bạt sừng); cao lá sòi, MSM- hợp chất sulfat tự nhiên (giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương), cao ba chạc (chống viêm, kháng khuẩn). Do vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện, chuyên biệt giúp loại bỏ vẩy da, giảm viêm ngứa ở bệnh vẩy nến nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung như: á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cám… giúp làn da mịn màng, trở về trạng thái tự nhiên, ngăn chặn vẩy da tái phát.

Để làn da mịn màng, sạch vẩy, người bệnh nên dùng hàng ngày. Trước khi bôi, cần lau sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm. Đối với bệnh vẩy nến, bôi ngày 3- 4 lần vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ. Ở một số bệnh vẩy da khác (eczema (chàm), vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng…) bôi ngày 2-3 lần và duy trì cả khi đã khỏi bệnh. Đồng thời, người bệnh nên sử dụng phối hợp với các sản phẩm thiên nhiên dùng đường uống để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh, cho làn da luôn sạch vẩy, mịn màng từ sâu bên trong cơ thể. 

 

 

 

Bình luận