Kiên trì chữa vẩy nến
Theo một điều tra của Viện Da liễu TƯ, bệnh vẩy nến da đầu chiếm tới 60% số bệnh nhân vẩy nến điều trị nội trú và thường phát triển mạnh khi trời lạnh. Đáng lưu ý là việc điều trị vẩy nến da đầu thường kéo dài nên người bệnh cần kiên trì thì mới đạt được hiệu quả tốt.
Vẩy nến là một bệnh da liễu mạn tính và da đầu là một trong những khu vực bị ảnh hưởng thường xuyên nhất với sự tróc vẩy, những mảng vẩy nến sưng đỏ, dai dẳng hơn vẩy nến ở những vùng khác trên cơ thể. Theo TS. Nguyễn Duy Hưng - Tổng thư ký Hiệp hội Bệnh vẩy nến, mấy năm gần đây, tỉ lệ bệnh nhân tới điều trị vẩy nến da đầu ngày càng cao. Thông thường, người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, giới hạn rõ ràng, hơi gồ cao, nền cứng cộm, dễ nhận thấy dọc theo mép tóc, trên trán hoặc sau tai. Vẩy màu trắng đục bóng như màu nến trắng, xếp thành nhiều lớp, dễ bong, khi rơi ra thành từng mảng giống như gàu. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, số lượng nhiều,... Bệnh gây ngứa với mức độ khác nhau ở mỗi người, ngứa nhiều ở giai đoạn vẩy nến da đầu đang tiến triển. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh mà còn có thể liên quan đến một số bệnh lý quan trọng khác: hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch,....
Về điều trị, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc bôi ngoài da giúp bong vẩy, chống ngứa, làm mềm da và dùng thuốc uống có tác dụng ức chế, điều hòa miễn dịch như methotrexat, cyclosporin,... Tuy nhiên, việc uống các thuốc trên trong thời gian dài sẽ kèm theo nhiều tác dụng phụ như: xuất huyết tiêu hóa, dễ nhiễm khuẩn, suy thận, sưng phù…. Điều trị bệnh bằng phương pháp quang hoá trị liệu (PUVA) cho hiệu quả tốt, nhưng nếu quá lạm dụng sẽ có thể gây ung thư da.
Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang sử dụng phác đồ “trong uống, ngoài bôi”, dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để chữa trị hiệu quả vẩy nến vì vừa điều hòa hệ miễn dịch cơ thể, vừa tác động được lên vùng da bị bệnh.
Bình luận